Độ bền cắt của vật liệu trong trang phục bảo vệ là gì? Độ bền này được đo trên thiết bị thế nào?
- Độ bền cắt của vật liệu trong trang phục bảo vệ là gì? Độ bền này được đo trên thiết bị thế nào?
- Thiết bị, dụng cụ thử nghiệm độ bền cắt bởi các vật sắc của vật liệu trong trang phục bảo vệ quy định thế nào?
- Báo cáo thử nghiệm độ bền cắt bởi các vật sắc của vật liệu trong trang phục bảo vệ phải bao gồm ít nhất các thông tin gì?
Độ bền cắt của vật liệu trong trang phục bảo vệ là gì? Độ bền này được đo trên thiết bị thế nào?
Độ bền cắt của vật liệu trong trang phục bảo vệ được quy định tại tiểu mục 6.1 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9546:2013 (ISO 13997:1999) về Trang phục bảo vệ - Tính chất cơ học - Xác định độ bền cắt bởi các vật sắc như sau:
6. Phương pháp thử
6.1. Nguyên tắc
Độ bền cắt của vật liệu là khả năng chống bị cắt đứt bởi lưỡi dao. Độ bền này được đo trên máy có lưỡi dao sắc cắt qua mẫu thử. Vết cắt đạt được do lưỡi dao dịch chuyển từ 3 mm đến 50 mm khi tác dụng một lực lên lưỡi dao vuông góc với bề mặt mẫu thử. Độ bền cắt của mẫu vật liệu được biểu thị bằng lực cắt cần thiết tác dụng lên lưỡi dao có độ sắc chuẩn để chỉ cắt đứt vật liệu khi lưỡi dao di chuyển một khoảng 20 mm. Giá trị của lực cắt có thể sử dụng để phân loại vật liệu.
Bất kỳ thiết bị này có thể duy trì một lực không đổi giữa lưỡi cắt và mẫu thử, và có thể đo chính xác khoảng cách dịch chuyển lưỡi dao để cắt đứt mẫu thử, đều có thể dùng làm thiết bị thử. Phụ lục B (tham khảo) mô tả thiết bị đo đáp ứng các yêu cầu này.
...
Theo quy định trên thì độ bền cắt của vật liệu trong trang phục bảo vệ là khả năng chống bị cắt đứt bởi lưỡi dao. Độ bền này được đo trên máy có lưỡi dao sắc cắt qua mẫu thử.
Vết cắt đạt được do lưỡi dao dịch chuyển từ 3 mm đến 50 mm khi tác dụng một lực lên lưỡi dao vuông góc với bề mặt mẫu thử. Độ bền cắt của mẫu vật liệu được biểu thị bằng lực cắt cần thiết tác dụng lên lưỡi dao có độ sắc chuẩn để chỉ cắt đứt vật liệu khi lưỡi dao di chuyển một khoảng 20 mm. Giá trị của lực cắt có thể sử dụng để phân loại vật liệu.
Bất kỳ thiết bị này có thể duy trì một lực không đổi giữa lưỡi cắt và mẫu thử, và có thể đo chính xác khoảng cách dịch chuyển lưỡi dao để cắt đứt mẫu thử, đều có thể dùng làm thiết bị thử. Phụ lục B (tham khảo) mô tả thiết bị đo đáp ứng các yêu cầu này.
Độ bền cắt của vật liệu trong trang phục bảo vệ là gì? Độ bền này được đo trên thiết bị thế nào? (Hình từ Internet)
Thiết bị, dụng cụ thử nghiệm độ bền cắt bởi các vật sắc của vật liệu trong trang phục bảo vệ quy định thế nào?
Thiết bị, dụng cụ thử nghiệm độ bền cắt bởi các vật sắc của vật liệu trong trang phục bảo vệ quy định tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9546:2013 (ISO 13997:1999) về Trang phục bảo vệ - Tính chất cơ học - Xác định độ bền cắt bởi các vật sắc như sau:
Thiết bị, dụng cụ phải có các bộ phận sau:
- Khung cứng để đỡ các phần hợp thành khi tác dụng một lực lên đến 200 N vào giữa lưỡi cắt và mẫu thử.
- Hệ thống tác dụng lực để di chuyển dụng cụ giữ mẫu thử về phía lưỡi dao, hoặc lưỡi dao về phía dụng cụ giữ mẫu thử trong khi vận hành thiết bị sao cho lực giữa lưỡi cắt và mẫu thử không đổi ± 5%.
Lực phải thay đổi được trong khoảng từ 1,0 N đến 200 N. Có thể tác dụng lực lên dụng cụ giữ lưỡi dao hoặc lên dụng cụ giữ mẫu thử.
- Dụng cụ giữ mẫu thử, có bề mặt được làm bằng kim loại để giữ mẫu thử.
Khung giữ mẫu thử phải được uốn cong với bán kính (38 ± 0,5) mm. Chiều dài của khung giữ mẫu thử phải lớn hơn 110 mm và chiều rộng ngang qua chỗ bị uốn cong phải bằng hoặc lớn hơn 32 m. Khung của dụng cụ giữ mẫu thử phải cho phép thực hiện được nhiều vết cắt trên các mẫu đơn lẻ với khoảng cách tối thiểu 10 mm.
- Lưỡi dao, làm bằng thép không gỉ có độ cứng lớn hơn 45 HRC.
Lưỡi dao phải dày (1,0 ± 0,5) mm, được mài vát một khoảng rộng (2,5 ± 0,2) mm dọc theo chiều đứng của lưỡi dao tạo thành một góc khoảng 22o so với lưỡi cắt. Lưỡi dao phải có chiều dài lưỡi cắt lớn hơn 65 mm và chiều rộng lớn hơn 18 mm.2)
- Dụng cụ giữ lưỡi dao, có khả năng giữ chặt lưỡi dao và có độ vặn méo tối thiểu sao cho bản dao để lộ ra (12,0 ± 0,5) mm.
Lưỡi dao phải được giữ sao cho hướng về phía chỗ bị uốn cong của dụng cụ giữ mẫu thử với mặt phẳng lưỡi dao ở góc (90 ± 2)o so với trục dọc của dụng cụ giữ mẫu thử.
- Hệ thống tạo chuyển động cắt để tạo ra chuyển động tương đối giữa dụng cụ giữ mẫu thử và lưỡi cắt sao cho lưỡi cắt di chuyển ngang qua mẫu thử ở góc (90 ± 2)o so với trục dọc của dụng cụ giữ mẫu thử ở vận tốc (2,5 ± 0,5) mm/s.
Hệ thống dẫn động ren vít là phù hợp. Các ổ đỡ trong hệ thống phải tạo ra được chuyển động êm với chuyển động phần bên bị hạn chế. Độ rơ tối đa của lưỡi cắt khi đứng yên và không tiếp xúc với mẫu thử phải là 0,5 mm khi tác dụng một lực (5 ± 0,5) N luân phiên lên hai mặt của lưỡi dao ở góc (90 ± 5)o so với trục dọc của lưỡi dao.
- Hệ thống đo chiều dài hành trình cắt, để đo chiều dài đường cắt khi lưỡi cắt cắt đứt hoàn toàn mẫu thử, có độ chính xác đến 0,1 mm.
Khoảng cách đo được là sự dịch chuyển của lưỡi dao từ vị trí đứng yên ban đầu tiếp xúc với mẫu thử đến điểm xảy ra cắt đứt và tạo ra tiếp xúc điện đầu tiên giữa lưỡi dao và dụng cụ giữ mẫu thử
Báo cáo thử nghiệm độ bền cắt bởi các vật sắc của vật liệu trong trang phục bảo vệ phải bao gồm ít nhất các thông tin gì?
Báo cáo thử nghiệm độ bền cắt bởi các vật sắc của vật liệu trong trang phục bảo vệ phải bao gồm ít nhất các thông tin quy định tại Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9546:2013 (ISO 13997:1999) về Trang phục bảo vệ - Tính chất cơ học - Xác định độ bền cắt bởi các vật sắc như sau:
7. Báo cáo thử nghiệm
Báo cáo thử nghiệm phải bao gồm ít nhất các thông tin sau:
a) Nguồn lấy mẫu thử, cách nhận biết, tên và mã hiệu;
b) (các) Mức tính năng của phép thử được yêu cầu;
c) Bất kỳ phép thử hoặc các điều kiện thử bổ sung nào được yêu cầu;
d) Các điều kiện thử;
e) Giá trị của tất cả các phép thử cắt riêng rẽ (lực, khoảng cách và hướng);
f) Hệ số hiệu chính độ sắc của lưỡi dao;
g) Chiều dài hành trình cắt đã chuẩn hóa;
h) Đường cong đã vẽ thông qua mười lăm phép thử cắt ban đầu hoặc nhiều hơn;
i) Lực cắt được xác định từ đường cong;
j) Kết quả từ năm hoặc mười phép thử cắt tiếp theo;
k) Đường cong được vẽ lại thông qua tất cả các điểm dữ liệu;
l) Lực cắt được lấy từ tất cả các điểm dữ liệu;
m) Bất kỳ sai lệch nào so với phương pháp thử được quy định trong tiêu chuẩn này;
n) (Các) ngày thử và chữ ký.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.