Điều kiện thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật hiện hành ra sao? Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản được thực hiện như thế nào?
Điều kiện để thành lập nhà xuất bản theo quy định pháp luật?
Căn cứ Điều 13 Luật Xuất bản 2012 (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 19 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018) quy định về điều kiện thành lập nhà xuất bản như sau:
Việc thành lập nhà xuất bản phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có tôn chỉ, mục đích, chức năng, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan chủ quản;
- Có người đủ tiêu chuẩn quy định tại Điều 17 của Luật này để bổ nhiệm tổng giám đốc (giám đốc), tổng biên tập và có ít nhất năm biên tập viên cơ hữu;
- Có trụ sở, nguồn tài chính và các điều kiện cần thiết khác bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản do Chính phủ quy định;
- Phù hợp với chiến lược, kế hoạch và chính sách của Nhà nước về phát triển hoạt động xuất bản.
Như vậy, theo quy định trên thì việc thành lập nhà xuất bản phải đáp ứng các điều kiện như trên.
Căn cứ Điều 8 Nghị định 195/2013/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 3 và khoản 9 Điều 1 Nghị định 150/2018/NĐ-CP) quy định về điều kiện thành lập và bảo đảm hoạt động của nhà xuất bản như sau:
- Ngoài điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 13 của Luật xuất bản, nhà xuất bản được thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Trụ sở của nhà xuất bản có diện tích phù hợp, đáp ứng quy định của pháp luật về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc;
+ Có ít nhất 05 (năm) tỷ đồng để bảo đảm hoạt động xuất bản;
+ Có đủ trang thiết bị để tổ chức xuất bản.
- Trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản nhà xuất bản có trách nhiệm duy trì các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Như vậy, trên đây là điều kiện để thành lập nhà xuất bản theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều kiện xuất bản
Cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản?
Căn cứ Điều 14 của Luật Xuất bản 2012 quy định về việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản như sau:
- Cơ quan chủ quản nhà xuất bản lập hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản gửi Bộ Thông tin và Truyền thông.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản;
+ Đề án thành lập nhà xuất bản và giấy tờ chứng minh có đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này.
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Sau khi được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản, cơ quan chủ quản ra quyết định thành lập nhà xuất bản và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác để nhà xuất bản hoạt động.
Nhà xuất bản được hoạt động phù hợp với nội dung ghi trong giấy phép thành lập.
- Nhà xuất bản bị đình chỉ hoạt động có thời hạn trong các trường hợp sau đây:
+ Sau khi thành lập và trong quá trình hoạt động, cơ quan chủ quản và nhà xuất bản không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 13 của Luật này;
+ Nhà xuất bản thực hiện không đúng nội dung ghi trong giấy phép thành lập nhà xuất bản;
+ Nhà xuất bản vi phạm quy định của pháp luật về xuất bản mà bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động.
- Giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
+ Hết thời hạn bị đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
+ Trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập nhà xuất bản mà cơ quan chủ quản không ra quyết định thành lập nhà xuất bản;
+ Trong thời hạn 12 tháng liên tục mà nhà xuất bản không có xuất bản phẩm nộp lưu chiểu;
+ Không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Điều 13 của Luật này và gây hậu quả nghiêm trọng;
+ Vi phạm nghiêm trọng các quy định khác của pháp luật.
- Khi giấy phép thành lập nhà xuất bản bị thu hồi trong các trường hợp quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 5 Điều này thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải thực hiện việc giải thể nhà xuất bản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, việc cấp, thu hồi giấy phép thành lập và đình chỉ hoạt động của nhà xuất bản thực hiện theo quy định trên.
Cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản theo quy định pháp luật
Căn cứ Điều 15 Luật Xuất bản 2012 quy định về cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản như sau:
- Trong thời hạn 30 ngày, kể từ khi có một trong những thay đổi sau đây thì cơ quan chủ quản nhà xuất bản phải đề nghị Bộ Thông tin và Truyền thông cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản:
+ Thay đổi cơ quan chủ quản, tên gọi của cơ quan chủ quản nhà xuất bản và tên nhà xuất bản;
+ Thay đổi loại hình tổ chức của nhà xuất bản;
+ Thay đổi tôn chỉ, mục đích, đối tượng phục vụ, xuất bản phẩm chủ yếu của nhà xuất bản.
- Hồ sơ đề nghị cấp đổi giấy phép thành lập nhà xuất bản bao gồm:
+ Đơn đề nghị cấp đổi giấy phép;
+ Giấy phép thành lập nhà xuất bản đã được cấp.
- Trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ Thông tin và Truyền thông phải cấp đổi giấy phép; trường hợp không cấp đổi giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.
- Trường hợp thay đổi trụ sở làm việc, nhà xuất bản phải gửi thông báo bằng văn bản đến Bộ Thông tin và Truyền thông trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi thay đổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.