Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số nào?
Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số nào?
Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số được quy định tại tiết 2.1.2.1 tiểu mục 2.1.2 Mục 2.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-4:2005 như sau:
Quy định chung
2.1.1 Phạm vi áp dụng
Chương này quy định những yêu cầu đối với thiết bị điện và cáp điện cũng như việc thiết kế hệ thống liên quan đến điện.
2.1.2 Điện áp và tần số
2.1.2.1 Điện áp định mức đầu nguồn ra cung cấp cho mạng điện tàu không được lớn hơn các trị số dưới đây:
(1) 400 V đối với dòng điện xoay chiều 3 pha tần số 50 Hz hoặc 440 V đối với dòng điện xoay chiều 3 pha tần số 60 Hz;
(2) 230 V đối với dòng điện xoay chiều 1 pha tần số 50 Hz hoặc 270 V đối với dòng điện xoay chiều 1 pha tần số 60 Hz;
(3) 230 V đối với dòng điện 1 chiều.
Cho phép dùng dòng điện xoay chiều 3 pha có điện áp cao hơn giá trị nêu trên nhưng không quá 11.000 V và chỉ áp dụng đối với tàu công trình, ụ nổi, thiết bị điện chân vịt và các tàu đặc biệt.
…
Như vậy, theo quy định trên thì điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số sau:
- 400 V đối với dòng điện xoay chiều 3 pha tần số 50 Hz hoặc 440 V đối với dòng điện xoay chiều 3 pha tần số 60 Hz;
- 230 V đối với dòng điện xoay chiều 1 pha tần số 50 Hz hoặc 270 V đối với dòng điện xoay chiều 1 pha tần số 60 Hz;
- 230 V đối với dòng điện 1 chiều.
Lưu ý: Cho phép dùng dòng điện xoay chiều 3 pha có điện áp cao hơn giá trị nêu trên nhưng không quá 11.000 V và chỉ áp dụng đối với tàu công trình, ụ nổi, thiết bị điện chân vịt và các tàu đặc biệt.
Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số nào? (Hình từ Internet)
Hệ thống phân phối điện cho phương tiện thủy nội địa được sử dụng là các hệ thống nào?
Hệ thống phân phối điện cho phương tiện thủy nội địa được sử dụng là các hệ thống được quy định tại tiết 2.2.1.1 tiểu mục 2.2.1 Mục 2.2 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-4:2005 như sau:
Quy định chung
…
2.2 Thiết kế hệ thống
2.2.1 Các hệ thống phân phối
2.2.1.1 Chỉ cho phép sử dụng các hệ thống phân phối sau:
(1) Hệ thống điện một chiều hai dây;
(2) Hệ thống điện xoay chiều một pha hai dây;
(3) Hệ thống điện xoay chiều ba pha ba dây;
(4) Hệ thống điện xoay chiều ba pha bốn dây.
2.2.1.2 Chỉ cho phép sử dụng thân tàu làm dây dẫn trong các trường hợp sau:
(1) Các hệ thống bảo vệ dòng catốt dùng để bảo vệ phía ngoài thân tàu;
(2) Các hệ thống nối đất giới hạn và cục bộ, với điều kiện bất kỳ dòng điện có thể xuất hiện không được chạy trực tiếp qua vùng nguy hiểm;
(3) Hệ thống kiểm tra cách điện, với điều kiện trong bất kỳ trường hợp nào dòng điện khép kín không được vượt quá 30 mA;
(4) Mạch ắc quy khởi động điện động cơ Diesel;
(5) Mạch điện 1 chiều hoặc xoay chiều có điện áp không quá 30 V với điều kiện:
(a) Thiết bị điện đặt trong các buồng ắc quy, buồng để đèn dầu, kho, hầm hàng phải được cấp điện bằng hệ thống hai dây;
(b) Dây âm hoặc “0” của phụ tải này phải được nối với thân tàu ở ngay vị trí đặt chúng (ở đây cực âm hoặc “0” của thanh dẫn của bảng điện đã được nối với thân tàu);
(c) Trực tiếp trên mặt tôn vỏ tàu;
(d) Của nhóm phụ tải phải được nối tin cậy với thân tàu bằng dây dẫn riêng, tiết diện của dây dẫn này phải được lựa chọn phù hợp với tổng dòng điện tiêu thụ của các phụ tải.
…
Như vậy, theo quy định trên thì hệ thống phân phối điện cho phương tiện thủy nội địa được sử dụng là các hệ thống sau:
- Hệ thống điện một chiều hai dây;
- Hệ thống điện xoay chiều một pha hai dây;
- Hệ thống điện xoay chiều ba pha ba dây;
- Hệ thống điện xoay chiều ba pha bốn dây.
Thiết bị điện trên phương tiện thủy nội địa phải đáp ứng các yêu cầu nào?
Thiết bị điện trên phương tiện thủy nội địa phải đáp ứng các yêu cầu được quy định tại tiểu mục 3.1.2 Mục 3.1 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5801-4:2005 như sau:
Quy định chung
…
3.1.1 Quy định chung
Chương này đưa ra những yêu cầu đối với việc thiết kế các trang bị điện của nguồn điện chính, nguồn điện sự cố/dự phòng và các trang bị điện khác lắp đặt trên tàu thủy.
3.1.2 Thiết kế và chế tạo
Thiết bị điện trên tàu phải thỏa mãn những yêu cầu sau:
(1) Tất cả các thiết bị điện phụ cần thiết để duy trì tàu ở trạng thái hoạt động và sinh hoạt bình thường và các hệ thống điện khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết phải được đảm bảo hoạt động bình thường mà không cần đến nguồn điện sự cố/dự phòng.
(2) Những thiết bị điện có công dụng thiết yếu để đảm bảo an toàn cho con người và tàu phải đảm bảo hoạt động tốt trong mọi tình huống sự cố.
(3) Chúng phải đảm bảo cho hành khách, thuyền viên và tàu tránh khỏi các nguy hiểm do điện.
3.2 Nguồn điện chính
3.2.1 Nguồn điện chính
3.2.1.1 Mỗi tàu tự hành phải được trang bị một nguồn điện chính. Trên các tàu khách mang cấp SI mà các máy phụ quan trọng phục vụ máy chính hoạt động nhờ năng lượng điện thì nguồn điện chính phải bao gồm tối thiểu hai cụm phát điện, nếu là máy phát điện thì phải có ít nhất một máy được truyền động độc lập.
3.2.1.2 Nguồn điện chính có thể là máy phát điện Diesel, bộ ắc quy hoặc máy phát trích lực từ máy chính với điều kiện máy chính không đảo chiều.
…
Như vậy, theo quy định trên thì thiết bị điện trên phương tiện thủy nội địa phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tất cả các thiết bị điện phụ cần thiết để duy trì tàu ở trạng thái hoạt động và sinh hoạt bình thường và các hệ thống điện khác mà Đăng kiểm thấy cần thiết phải được đảm bảo hoạt động bình thường mà không cần đến nguồn điện sự cố/dự phòng.
- Những thiết bị điện có công dụng thiết yếu để đảm bảo an toàn cho con người và tàu phải đảm bảo hoạt động tốt trong mọi tình huống sự cố.
- Chúng phải đảm bảo cho hành khách, thuyền viên và tàu tránh khỏi các nguy hiểm do điện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.