Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là gì? Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh gồm những dịch vụ nào?

Xin hỏi, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh gồm những dịch vụ nào? Doanh nghiệp phải có giấy phép gì trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp? Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh gồm những dịch vụ nào?Câu hỏi của anh M.Q (Bắc Ninh).

Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là gì?

Dịch vụ viễn thông là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa hai hoặc một nhóm người sử dụng dịch vụ viễn thông, bao gồm dịch vụ cơ bản và dịch vụ giá trị gia tăng theo khoản 7 Điều 3 Luật Viễn thông 2009.

Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là một loại dịch vụ viễn thông cố định được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT dưới đây:

Dịch vụ viễn thông
1. Theo đặc điểm công nghệ, phương thức truyền dẫn của mạng viễn thông, các dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng quy định tại Điều 9 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông được kết hợp với nhau thành các loại hình dịch vụ cụ thể sau đây:
a) Dịch vụ viễn thông cố định bao gồm dịch vụ viễn thông cố định mặt đất, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh;
b) Dịch vụ viễn thông di động bao gồm dịch vụ viễn thông di động mặt đất, dịch vụ viễn thông di động vệ tinh, dịch vụ viễn thông di động hàng hải, dịch vụ viễn thông di động hàng không.
...

Và theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT quy định về dịch vụ viễn thông cố định như sau:

Dịch vụ viễn thông cố định
1. Dịch vụ viễn thông cố định mặt đất là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định mặt đất. Theo phạm vi liên lạc, dịch vụ viễn thông cố định mặt đất được phân ra thành dịch vụ nội hạt, dịch vụ đường dài trong nước, dịch vụ quốc tế.
a) Dịch vụ nội hạt là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở trong cùng phạm vi một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
b) Dịch vụ đường dài trong nước là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin giữa những người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác nhau;
c) Dịch vụ quốc tế là dịch vụ gửi, truyền, nhận và xử lý thông tin của người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam đi quốc tế hoặc từ người sử dụng dịch vụ viễn thông ở nước ngoài tới người sử dụng dịch vụ viễn thông cố định mặt đất ở Việt Nam.
2. Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh.
...

Như vậy, dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh là dịch vụ viễn thông được cung cấp thông qua mạng viễn thông cố định vệ tinh.

Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh

Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh (Hình từ Internet)

Doanh nghiệp phải có giấy phép gì trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp?

Bán lại dịch vụ viễn thông được quy định tại Điều 12 Nghị định 25/2011/NĐ-CP như sau:

Bán lại dịch vụ viễn thông
1. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định cho người sử dụng tại một địa điểm có địa chỉ và phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh, ký hợp đồng đại lý dịch vụ viễn thông với doanh nghiệp viễn thông.
2. Trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông di động, doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.
3. Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể việc bán lại dịch vụ viễn thông.

Theo quy định trên, trước khi bán lại dịch vụ viễn thông cố định tại hai địa điểm trở lên có địa chỉ, phạm vi xác định mà mình được quyền sử dụng hợp pháp, doanh nghiệp phải có giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông.

Dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh gồm những dịch vụ nào?

Dịch vụ viễn thông cố định theo khoản 3 Điều 4 Thông tư 05/2012/TT-BTTTT quy định như sau:

Các dịch vụ viễn thông cố định vệ tinh bao gồm các dịch vụ sau:

- Dịch vụ viễn thông cơ bản bao gồm:

+ Dịch vụ điện thoại (thoại, fax, truyền số liệu trong băng thoại);

+ Dịch vụ truyền số liệu;

+ Dịch vụ nhắn tin;

+ Dịch vụ truyền hình ảnh;

+ Dịch vụ hội nghị truyền hình;

+ Dịch vụ kênh thuê riêng;

+ Dịch vụ kết nối Internet;

+ Dịch vụ mạng riêng ảo và các dịch vụ viễn thông cơ bản khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

- Dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng bao gồm:

+ Dịch vụ thư điện tử;

+ Dịch vụ thư thoại;

+ Dịch vụ fax gia tăng giá trị;

+ Dịch vụ truy nhập Internet, gồm dịch vụ truy nhập Internet băng hẹp có tốc độ tải thông tin xuống thấp hơn 256 kb/s và dịch vụ truy nhập Internet băng rộng có tốc độ tải thông tin xuống từ 256 kb/s trở lên và các dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông;

- Dịch vụ viễn thông cộng thêm bao gồm:

+ Dịch vụ hiển thị số chủ gọi;

+ Dịch vụ giấu số gọi;

+ Dịch vụ bắt số;

+ Dịch vụ chờ cuộc gọi;

+ Dịch vụ chuyển cuộc gọi;

+ Dịch vụ chặn cuộc gọi;

+ Dịch vụ quay số tắt và các dịch vụ viễn thông cộng thêm khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Dịch vụ viễn thông Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ viễn thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông đổi số thuê bao viễn thông không hướng dẫn người sử dụng dịch vụ viễn thông cách thức quay số bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Bán lại dịch vụ viễn thông là gì? Đại lý dịch vụ viễn thông có quyền bán lại dịch vụ viễn thông không?
Pháp luật
Dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet là gì? Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có quyền gì?
Pháp luật
Doanh nghiệp ngừng kinh doanh dịch vụ viễn thông do vi phạm pháp luật thì cần thực hiện những gì?
Pháp luật
Việc cung cấp dịch vụ viễn thông cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện trên cơ sở nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông cơ bản trên Internet có được truy nhập vào các tính năng trên thiết bị đầu cuối của người sử dụng dịch vụ?
Pháp luật
Nguyên tắc cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông là gì? Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông có thời hạn bao lâu?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông có thể ngừng khẩn cấp việc cung cấp dịch vụ viễn thông theo quy định pháp luật không?
Pháp luật
Nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường kinh doanh dịch vụ viễn thông phải tuân theo các quy định nước nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ cho người sử dụng dịch vụ viễn thông cần phải thực hiện như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ viễn thông
1,335 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ viễn thông

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dịch vụ viễn thông

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào