Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì? Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá?
Di sản văn hóa Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 12 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định như sau:
Di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
1. Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;
2. Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
3. Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
Đối chiếu quy định trên, di sản văn hoá Việt Nam được sử dụng nhằm mục đích:
- Phát huy giá trị di sản văn hoá vì lợi ích của toàn xã hội;
- Phát huy truyền thống tốt đẹp của cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
- Góp phần sáng tạo những giá trị văn hoá mới, làm giàu kho tàng di sản văn hoá Việt Nam và mở rộng giao lưu văn hoá quốc tế.
Di sản văn hóa (Hình từ Internet)
Quản lý nhà nước về di sản văn hoá gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 54 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hóa bao gồm:
Nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
1. Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
2. Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
3. Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4. Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5. Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6. Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
7. Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
8. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
Như vậy, nội dung quản lý nhà nước về di sản văn hoá bao gồm:
- Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
- Tổ chức, chỉ đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
- Tổ chức, quản lý hoạt động nghiên cứu khoa học; đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
- Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực để bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Tổ chức, chỉ đạo khen thưởng trong việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về di sản văn hoá.
Cơ quan nào chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá?
Theo Điều 55 Luật Di sản văn hóa 2001 quy định như sau:
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
2. Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
3. Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý nhà nước về di sản văn hoá theo phân công của Chính phủ.
Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin để thực hiện thống nhất quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
4. Uỷ ban nhân dân các cấp trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình thực hiện việc quản lý nhà nước về di sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Như vậy, trường hợp bạn thắc mắc Bộ Văn hoá - Thông tin chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về di sản văn hoá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.