Để trở thành Hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam thì cần đáp ứng các điều kiện nào? Hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam có quyền hạn và nghĩa vụ gì?
Điều kiện, thủ tục để trở thành Hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì?
Tại Điều 6 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định như sau:
Điều kiện trở thành Hội viên.
Tất cả những người trước đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện viết đơn gia nhập Hội, đều có thể trở thành hội viên của Hội.
Như vậy trước tiên để khi cá nhân muốn tham gia vào Hội Cựu giáo chức Việt Nam thì cần đáp ứng điều kiện trở thành Hội viên như sau:
- Trước đây đã là nhà giáo, cán bộ, công nhân, nhân viên trong các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo tán thành Điều lệ Hội.
- Tự nguyện viết đơn gia nhập Hội.
Theo đó chỉ cần đáp ứng với 02 điều kiện này thì cá nhân có thể trở thành Hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam.
Đồng thời về thủ tục gia nhập Hội căn cứ tại Điều 7 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV:
- Hội viên tập thể và hội viên cá nhân vào Hội phải có đơn tự nguyện tham gia Hội.
- Ban Chấp hành Hội cơ sở xem xét quyết định kết nạp và cấp thẻ hội viên.
- Hội viên tập thể phải có văn bản ủy quyền người đại diện theo quy định của pháp luật.
Lưu ý rằng: Khi hội viên muốn ra khỏi Hội phải tự mình viết đơn, được Ban Chấp hành Hội cơ sở đồng ý và thu lại thẻ hội viên.
Điều kiện thủ tục trở thành Hội viên của Hội Cựu giáo chức Việt Nam? (Hình từ Internet)
Quyền hạn và nghĩa vụ của Hội viên khi tham gia vào Hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì?
Theo Điều 8 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về quyền hạn của Hội viên như sau:
- Thực hiện quyền dân chủ, bình đẳng khi thảo luận các công việc của Hội; ứng cử, đề cử, bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hội; phê bình, chất vấn cơ quan lãnh đạo hoặc cán bộ lãnh đạo của Hội; kiến nghị bãi miễn cán bộ Hội có sai phạm.
- Yêu cầu Hội can thiệp bảo vệ nhân phẩm và lợi ích hợp pháp, chính đáng khi bị xâm phạm. Được Hội thăm hỏi, giúp đỡ khi gặp khó khăn trong cuộc sống.
- Tham gia các sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao, du lịch, nghỉ ngơi do Hội tổ chức.
- Được ra khỏi Hội.
Và cũng theo Điều 9 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định về nghĩa vụ của Hội viên như sau:
- Chấp hành Điều lệ Hội. Thực hiện nghị quyết của Hội. Gương mẫu chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Tham gia sinh hoạt và hoạt động của Hội, thực hiện tốt nhiệm vụ được Hội phân công.
- Đóng hội phí; tuyên truyền phát triển hội viên mới; xây dựng tổ chức Hội vững mạnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội Cựu giáo chức Việt Nam là gì?
Theo Điều 4 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Nhiệm vụ của Hội.
1. Tập hợp, đoàn kết và đại diện cho tất cả cựu giáo chức cả nước, phát huy tiềm năng trí tuệ của hội viên tham gia các hoạt động giáo dục - đào tạo.
2. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên, tạo điều kiện để các cựu giáo chức tiếp tục giao lưu tình cảm nghề nghiệp, chăm sóc giúp đỡ nhau về tinh thần, vật chất, tương trợ nhau khi gặp khó khăn trong cuộc sống, giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống cách mạng của dân tộc, truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Và theo Điều 5 Điều lệ Hội Cựu giáo chức Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành kèm theo Quyết định 61/2004/QĐ-BNV quy định:
Quyền hạn của Hội.
1. Tham gia đề xuất, kiến nghị với cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp, các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo về việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục - đào tạo.
2. Phối hợp với các trường học, các cơ sở và cơ quan giáo dục - đào tạo, các ban, ngành, đoàn thể nhân dân chăm lo giáo dục thế hệ trẻ và góp phần thực hiện: "Giáo dục cho mọi người", "Cả nước trở thành một xã hội học tập", thực hiện có hiệu quả chủ trương xã hội hóa giáo dục.
3. Tham gia và phát triển quan hệ quốc tế với các tổ chức cùng nghề nghiệp, vì mục tiêu giáo dục, bảo vệ hòa bình và tiến bộ xã hội.
4. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu hợp pháp theo quy định của pháp luật để tự trang trải kinh phí hoạt động.
5. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
6. Bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các hội viên.
7. Thực hiện các dịch vụ phục vụ hội viên và phát triển Hội theo quy định của pháp luật.
Theo đó, Hội Cựu giáo chức Việt Nam hiện nay thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn theo quy định nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.