Để được xếp vào ngạch Thư ký trung cấp thi hành án thì công chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ ra sao?
Chức danh Thư ký trung cấp thi hành án là ngạch của công chức hay là viên chức?
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Thông tư 03/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi khoản 17 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định về chức trách của ngạch Thư ký trung cấp thi hành án như sau:
Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án
1. Chức trách
Thư ký trung cấp thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, có trách nhiệm giúp Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
...
Theo quy định nêu trên thì Thư ký trung cấp thi hành án là công chức chuyên môn nghiệp vụ thi hành án dân sự, không phải là viên chức.
Thư ký trung cấp thi hành án có trách nhiệm giúp Chấp hành viên thực hiện các trình tự, thủ tục trong công tác thi hành án dân sự, thi hành án hành chính hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, thẩm tra, xác minh các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
Để được xếp vào ngạch Thư ký trung cấp thi hành án thì công chức cần đáp ứng những tiêu chẩn về chuyên môn, trình độ ra sao?
Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 12 Thông tư 03/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) quy định về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đạo đào bồi dưỡng đối với ngạch Thư ký trung cấp thi hành án như sau:
Ngạch Thư ký trung cấp thi hành án
...
3. Tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự;
b) Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự;
c) Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Thư ký trung cấp thi hành án;
d) Có khả năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.
4. Tiêu chuẩn về trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Có bằng tốt nghiệp Trung cấp Luật trở lên;
b) Có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp;
d) Có chứng chỉ tin học với trình độ đạt chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin cơ bản theo quy định tại Thông tư số 03/2014/TT-BTTTT ngày 11/3/2014 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin hoặc chứng chỉ tin học ứng dụng tương đương.
Nhưng hiện nay theo khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2021/TT-BTP 2021 thì đã bãi bỏ nội dung sửa đổi, bổ sung điểm d khoản 4 Điều 12 Thông tư 03/2017/TT-BTP tại khoản 19 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP.
Như vậy thì đối với điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ thì công chức cần đáp ứng được một số tiêu chuẩn đối với ngạch Thư ký trung cấp thi hành án như sau:
- Nắm được quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước có liên quan đến lĩnh vực công tác thi hành án dân sự;
- Nắm vững các kiến thức cơ bản về pháp lý và nghiệp vụ thi hành án dân sự;
- Có khả năng tổng hợp, đề xuất biện pháp giải quyết các vấn đề về liên quan đến thực hiện nhiệm vụ của Thư ký trung cấp thi hành án;
- Có khả năng soạn thảo văn bản liên quan đến chức trách, nhiệm vụ được giao.
Hiện nay, ngạch Thư ký trung cấp thi hành án thì không cò yêu cầu phải có chứng chỉ ngoại ngữ (chứng chỉ Ngoại ngữ với trình độ tương đương bậc 1 khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam) nữa mà công chức chỉ cần có các một số bằng cấp chứng chỉ như:
- Bằng tốt nghiệp Trung cấp Luật trở lên;
- Chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước và nghiệp vụ thi hành án dân sự theo nội dung, chương trình của Bộ Tư pháp.
Để được xếp vào ngạch Thư ký trung cấp thi hành án thì công chức cần đáp ứng những tiêu chuẩn về chuyên môn, trình độ ra sao? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ của công chức ngạch Thư ký trung cấp thi hành án bao gồm những nhiệm vụ nào?
Theo khoản 2 Điều 12 Thông tư 03/2017/TT-BTP (sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Thông tư 08/2020/TT-BTP) thì Thư ký trung cấp thi hành án có một số nhiệm vụ sau:
- Tham mưu, giúp Chấp hành viên chuẩn bị hồ sơ, thủ tục, tổ chức thi hành thuộc thẩm quyền thi hành của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh, cấp huyện; giúp Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến công tác thi hành án hành chính theo quy định của pháp luật hoặc giúp Thẩm tra viên thực hiện nhiệm vụ thẩm tra những vụ việc đã và đang thi hành án, các vụ việc có đơn thư khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật;
- Ghi chép biên bản xác minh thi hành án; biên bản giải quyết thi hành án; biên bản tống đạt; biên bản xử lý vật chứng, tài sản đã kê biên, tạm giữ; biên bản kê biên tài sản; biên bản họp, biên bản định giá tài sản; biên bản kiểm tra hiện trạng tài sản; biên bản hủy tang vật; biên bản cưỡng chế; biên bản giao nhà đất; biên bản trả tài sản và các biên bản nghiệp vụ khác;
- Giúp Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên tống đạt giấy tờ thi hành án;
- Thực hiện một số nội dung xác minh, xây dựng hồ sơ thi hành án dân sự theo sự phân công của Chấp hành viên sơ cấp, Thẩm tra viên;
- Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan để giúp Chấp hành viên sơ cấp thực hiện công tác tổ chức thi hành án dân sự; giúp Thẩm tra viên thực hiện thẩm tra thi hành án đối với các vụ việc được phân công theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện nhiệm vụ khác do Thủ trưởng cơ quan thi hành án giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.