Để được công nhận nghề truyền thống thì nghề truyền thống này phải xuất hiện tại địa phương bao nhiêu năm?
Để được công nhận nghề truyền thống thì nghề truyền thống này phải xuất hiện tại địa phương bao nhiêu năm?
Theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống áp dụng đối với các đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 2 có hoạt động trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được quy định tại Điều 4 Nghị định này và các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Tiêu chí công nhận nghề truyền thống
Nghề được công nhận là nghề truyền thống phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
b) Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
c) Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
3. Tiêu chí công nhận làng nghề
Làng nghề được công nhận phải đạt cả 03 tiêu chí sau:
a) Có tối thiểu 20% tổng số hộ trên địa bàn tham gia một trong các hoạt động hoặc các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định tại Điều 4 Nghị định này.
b) Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 02 năm liên tục tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
c) Đáp ứng các điều kiện bảo vệ môi trường làng nghề theo quy định của pháp luật hiện hành.
4. Tiêu chí công nhận làng nghề truyền thống
Làng nghề truyền thống phải đạt tiêu chí làng nghề quy định tại khoản 3 Điều này và có ít nhất một nghề truyền thống theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Đối chiếu quy định trên, để được công nhận nghề truyền thống thì nghề truyền thống phải đạt 3 tiêu chí sau:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc.
- Nghề gắn với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề.
Do đó, để được công nhận nghề truyền thống thì nghề truyền thống đó phải xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm và hiện đang tiếp tục phát triển tính đến thời điểm đề nghị công nhận.
Để được công nhận nghề truyền thống thì nghề truyền thống này phải xuất hiện tại địa phương bao nhiêu năm? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống gồm có những giấy tờ gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
1. Hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống
a) Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
b) Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có). Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
c) Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
2. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề
a) Danh sách các hộ tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn.
b) Bản tóm tắt kết quả hoạt động sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ngành nghề nông thôn trong 02 năm gần nhất.
c) Văn bản bảo đảm điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định.
3. Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống
a) Hồ sơ đề nghị công nhận làng nghề truyền thống bao gồm các văn bản quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Trường hợp đã được công nhận làng nghề, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều này.
c) Trường hợp chưa được công nhận làng nghề nhưng có nghề truyền thống đã được công nhận, hồ sơ thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.
Theo đó, hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống gồm có những giấy tờ sau đây:
- Bản tóm tắt quá trình hình thành, phát triển của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy chứng nhận, huy chương đã đạt được trong các cuộc thi, triển lãm trong nước và quốc tế hoặc có tác phẩm đạt nghệ thuật cao được cấp tỉnh, thành phố trở lên trao tặng (nếu có).
- Đối với những tổ chức, cá nhân không có điều kiện tham dự các cuộc thi, triển lãm hoặc không có tác phẩm đạt giải thưởng thì phải có bản mô tả đặc trưng mang bản sắc văn hóa dân tộc của nghề truyền thống.
- Bản sao giấy công nhận Nghệ nhân nghề truyền thống của cơ quan có thẩm quyền (nếu có).
Ai có quyền lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống?
Theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 6 Nghị định 52/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
...
4. Trình tự xét công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống
a) Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận.
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh thành lập Hội đồng xét duyệt, chọn những đối tượng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại Điều 5 Nghị định này, ra quyết định và cấp bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
5. Thời gian xét công nhận các nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
6. Nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống sau khi được công nhận không đạt tiêu chí quy định sẽ bị thu hồi bằng công nhận. Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh sách, gửi Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để xem xét, thu hồi bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống.
7. Ủy ban nhân dân cấp huyện báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh việc quản lý bằng công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống và tình hình thực hiện các quy định về tiêu chí công nhận nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống trên địa bàn định kỳ một năm một lần trước ngày 30 tháng 11 hằng năm hoặc đột xuất theo yêu cầu để tổng hợp gửi báo cáo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
Như vậy, Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp huyện) lập hồ sơ đề nghị công nhận nghề truyền thống theo tiêu chí quy định tại Điều 5 Nghị định này trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xét công nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.