Dây chuyền kiểm định xe cơ giới là nơi bố trí vị trí kiểm định và lắp đặt các thiết bị kiểm tra đúng không?

Dây chuyền kiểm định xe cơ giới chính là nơi bố trí vị trí kiểm định và lắp đặt các thiết bị kiểm tra đúng hay không? Dây chuyền kiểm định có bắt buộc phải được bố trí trên cùng một khu đất cùng với các cơ sở vật chất kỹ thuật khác của đơn vị đăng kiểm hay không?

Dây chuyền kiểm định xe cơ giới là nơi bố trí vị trí kiểm định và lắp đặt các thiết bị kiểm tra đúng không?

Tại tiết 1.3.2 tiểu mục 1.3 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2019/BGTVT về Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới có quy định như sau:

1. QUY ĐỊNH CHUNG
1.1 Phạm vi điều chỉnh
Quy chuẩn này quy định yêu cầu kỹ thuật về cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm xe cơ giới.
1.2 Đối tượng áp dụng
Quy chuẩn này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến quản lý, hoạt động dịch vụ kiểm định xe cơ giới.
1.3 Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1.3.1. Xưởng kiểm định là khu vực bố trí các vị trí, thiết bị kiểm tra, thiết bị hỗ trợ, dụng cụ kiểm tra;
1.3.2. Dây chuyền kiểm định là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra. Dây chuyền kiểm định gồm có hai loại:
a. Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg;
b. Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.

Như vậy, theo quy định nêu trên, dây chuyền kiểm định chính là nơi bố trí vị trí kiểm định, lắp đặt các thiết bị kiểm tra.

Theo quy chuẩn này thì dây chuyền kiểm định gồm có hai loại là:

(1) Dây chuyền kiểm định loại I là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 2.000 kg;

(2) Dây chuyền kiểm định loại II là dây chuyền kiểm định được xe cơ giới có khối lượng phân bố lên mỗi trục đơn đến 13.000 kg.

Dây chuyền kiểm định xe cơ giới là nơi bố trí vị trí kiểm định và lắp đặt các thiết bị kiểm tra đúng không?

Dây chuyền kiểm định xe cơ giới là nơi bố trí vị trí kiểm định và lắp đặt các thiết bị kiểm tra đúng không? (Hình từ Internet).

Dây chuyền kiểm định có bắt buộc phải được bố trí trên cùng một khu đất cùng với các cơ sở vật chất kỹ thuật khác của đơn vị đăng kiểm hay không?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2019/BGTVT về Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới có quy định như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
2.1. Yêu cầu chung
2.1.1. Cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm bao gồm: mặt bằng; nhà xưởng; nhà văn phòng; bãi đỗ xe; đường nội bộ; dây chuyền kiểm định; phần mềm, thiết bị thông tin, lưu trữ truyền số liệu; hệ thống giám sát hoạt động kiểm định và thông tin niêm yết để đáp ứng việc kiểm định xe cơ giới.
2.1.2. Toàn bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm được bố trí trên cùng một khu đất mà đơn vị được quyền sử dụng hợp pháp, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định, không gây cản trở giao thông trên đường; có lối vào, lối ra đảm bảo an toàn cho xe cơ giới và người đi bộ.
2.1.3. Có bãi đỗ xe riêng biệt dành cho xe chờ kiểm định và xe đã kiểm định chờ kết quả, cấp giấy chứng nhận kiểm định.
2.1.4. Hệ thống đường giao thông nội bộ cho xe cơ giới và bãi đỗ xe được phủ bê tông nhựa hoặc bê tông xi măng; chiều rộng mặt đường không nhỏ hơn 3 mét.
2.1.5. Đảm bảo phòng cháy, chữa cháy và an toàn lao động, vệ sinh môi trường theo quy định.
2.1.6. Có trang bị các hệ thống, thiết bị hỗ trợ, bao gồm:
a. Hệ thống âm thanh để thông báo cho chủ xe;
b. Màn hình hiển thị tối thiểu 32 inch tại phòng chờ khách hàng để công khai quá trình giám sát hoạt động kiểm định trên dây chuyền;
c. Hệ thống camera chụp ảnh xe cơ giới vào kiểm định có hiển thị thời gian chụp trên ảnh;
d. Hệ thống hút khí thải khi kiểm tra môi trường của xe cơ giới có hệ thống thông gió cưỡng bức trong xưởng kiểm định.
2.1.7. Thiết bị kiểm tra của một dây chuyền kiểm định gồm:
a. Thiết bị kiểm tra phanh;
b. Thiết bị đo độ trượt ngang của bánh xe;
c. Thiết bị phân tích khí xả;
d. Thiết bị đo độ khói;
đ. Thiết bị đo độ ồn, đối với Đơn vị có nhiều xưởng kiểm định thì mỗi xưởng kiểm định chỉ cần trang bị 01 thiết bị đo độ ồn/ 02 dây chuyền kiểm định;
e. Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước;
g. Thiết bị rung lắc (thiết bị hỗ trợ kiểm tra gầm);
h. Thiết bị nâng (cầu nâng) xe cơ giới hoặc hầm kiểm tra.
2.1.8. Thiết bị kiểm tra của mỗi dây chuyền kiểm định có thể bố trí trong nhiều xưởng kiểm định; riêng thiết bị phân tích khí xả và thiết bị đo độ khói có thể bố trí ngoài xưởng kiểm định. Việc lắp đặt thiết bị kiểm tra phù hợp với yêu cầu kỹ thuật của nhà sản xuất và đảm bảo duy trì tính năng kỹ thuật của thiết bị kiểm tra trong suốt quá trình sử dụng.
...

Theo quy định trên cơ sở vật chất kỹ thuật của đơn vị đăng kiểm bao gồm: mặt bằng; nhà xưởng; nhà văn phòng; bãi đỗ xe; đường nội bộ; dây chuyền kiểm định; phần mềm, thiết bị thông tin, lưu trữ truyền số liệu; hệ thống giám sát hoạt động kiểm định và thông tin niêm yết để đáp ứng việc kiểm định xe cơ giới.

Như vậy, dây chuyền kiểm định bắt buộc phải được bố trí trên cùng một khu đất mà đơn vị được quyền sử dụng hợp pháp, có đường giao thông thuận tiện cho xe cơ giới ra vào kiểm định, không gây cản trở giao thông trên đường; có lối vào, lối ra đảm bảo an toàn cho xe cơ giới và người đi bộ.

Dụng cụ nào được kiểm tra trên dây chuyền kiểm định?

Theo Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 103:2019/BGTVT về Đơn vị đăng kiểm xe cơ giới có quy định như sau:

2. QUY ĐỊNH KỸ THUẬT
...
Dụng cụ kiểm tra trên dây chuyền kiểm định
2.5.1. Kích nâng xe: kích nâng có khả năng nâng cả hai bánh xe trên cùng 1 trục với tải trọng làm việc an toàn tối thiểu 5 tấn đối với dây chuyền loại I và tối thiểu 15 tấn đối với dây chuyền loại II. Kích nâng được lắp đặt trên hầm kiểm tra.
2.5.2. Cục chèn bánh xe cho các loại xe được kiểm tra.
2.5.3. Gương quan sát hỗ trợ kiểm tra đèn tín hiệu, lắp đặt tại vị trí phù hợp.
2.5.4. Đèn soi kiểm tra: đèn phải thuộc loại điện áp thấp (không quá 36V), công suất phải đảm bảo việc quan sát khi kiểm tra và bên ngoài của đèn được bảo vệ cách điện.
2.5.5. Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra bánh xe.
2.5.6. Thước đo chiều dài.
2.5.7. Búa kiểm tra chuyên dùng.
2.5.8. Dụng cụ kiểm tra hơi lốp.

Như vậy, các dụng cụ kiểm tra trên dây chuyền kiểm định bao gồm:

- Kích nâng xe;

- Cục chèn bánh xe cho các loại xe được kiểm tra;

- Gương quan sát hỗ trợ kiểm tra đèn tín hiệu, lắp đặt tại vị trí phù hợp;

- Đèn soi kiểm tra;

- Thanh, đòn hỗ trợ kiểm tra bánh xe;

- Thước đo chiều dài;

- Búa kiểm tra chuyên dùng;

- Dụng cụ kiểm tra hơi lốp.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Phạm Thị Thục Quyên Lưu bài viết
548 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào