Đầu tư theo phương thức PPP được thực hiện thông qua hình thức nào? Tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP là bao nhiêu?
Đầu tư theo phương thức PPP được thực hiện thông qua hình thức nào?
Đầu tư theo phương thức PPP được quy định tại Điều 3 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
...
10. Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (Public Private Partnership - sau đây gọi là đầu tư theo phương thức PPP) là phương thức đầu tư được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
11. Đơn vị chuẩn bị dự án PPP là đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao nhiệm vụ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi và thực hiện các nhiệm vụ khác có liên quan.
...
Theo đó, đầu tư theo phương thức PPP được thực hiện trên cơ sở hợp tác có thời hạn giữa Nhà nước và nhà đầu tư tư nhân thông qua việc ký kết và thực hiện hợp đồng dự án PPP nhằm thu hút nhà đầu tư tư nhân tham gia dự án PPP.
Đầu tư theo phương thức PPP được thực hiện thông qua hình thức nào? (Hình từ Internet)
Tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP là bao nhiêu?
Tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định tại Điều 4 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
Lĩnh vực đầu tư, quy mô và phân loại dự án PPP
1. Lĩnh vực đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Giao thông vận tải;
b) Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
c) Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
d) Y tế; giáo dục - đào tạo;
đ) Hạ tầng công nghệ thông tin.
2. Quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định như sau:
a) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại các điểm a, b, c và đ khoản 1 Điều này; trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
b) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực quy định tại điểm d khoản 1 Điều này;
c) Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại điểm a và điểm b khoản này không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
...
Như vậy, tổng mức đầu tư tối thiểu của dự án PPP được quy định cụ thể như sau:
(1) Không thấp hơn 200 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực:
- Giao thông vận tải;
- Lưới điện, nhà máy điện, trừ nhà máy thủy điện và các trường hợp Nhà nước độc quyền theo quy định của Luật Điện lực;
- Thủy lợi; cung cấp nước sạch; thoát nước và xử lý nước thải; xử lý chất thải;
- Hạ tầng công nghệ thông tin.
Trường hợp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn, địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của pháp luật về đầu tư thì không thấp hơn 100 tỷ đồng;
(2) Không thấp hơn 100 tỷ đồng đối với dự án thuộc lĩnh vực y tế; giáo dục - đào tạo
Lưu ý: Quy định về quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu tại mục (1) và (2) không áp dụng đối với dự án theo loại hợp đồng O&M.
Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP là gì?
Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP được quy định tại Điều 14 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020 như sau:
Lựa chọn dự án và lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án PPP
1. Điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
a) Sự cần thiết đầu tư;
b) Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;
c) Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án;
d) Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;
đ) Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.
2. Căn cứ lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi bao gồm:
a) Chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và quy hoạch có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch;
b) Quy định của Luật này, quy định khác của pháp luật có liên quan đến lĩnh vực đầu tư của dự án;
c) Các văn bản pháp lý khác có liên quan.
...
Như vậy, điều kiện lựa chọn dự án để đầu tư theo phương thức PPP bao gồm:
- Sự cần thiết đầu tư;
- Thuộc lĩnh vực quy định tại khoản 1 Điều 4 của Luật này và đáp ứng quy mô tổng mức đầu tư tối thiểu quy định tại khoản 2 Điều 4 của Luật này;
- Không trùng lặp với dự án PPP đã có quyết định chủ trương đầu tư hoặc quyết định phê duyệt dự án;
- Có lợi thế so với các hình thức đầu tư khác;
- Có khả năng bố trí vốn nhà nước trong trường hợp có nhu cầu sử dụng vốn nhà nước.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.