Đất rừng cộng đồng có được trồng cây cao su không? Đất trồng cây cao su phải đáp ứng được tiêu chuẩn nào?
Đất rừng cộng đồng có được trồng cây cao su không?
Căn cứ tại Điều 5 Quy trình kỹ thuật cây cao su ban hành kèm theo Quyết định 4689/QĐ-BNN-TT năm 2021, có quy định chung về đất trồng cao su như sau:
Quy định chung về đất trồng cao su
- Vùng trồng cao su phải đảm bảo các tiêu chuẩn đất trồng cao su theo quy định hiện hành; đất không nằm trong diện tích của khu bảo tồn di sản thiên nhiên, rừng quốc gia, đất rừng cộng đồng, di tích, đền đài; đất không thuộc diện bảo tồn môi trường và các khu vực cấm khác theo quy định của pháp luật;
Như vậy, theo quy định trên thì đất trồng cây sao su là đất không trong diện tích của đất rừng cộng đồng.
Trồng cây cao su (Hình từ Internet)
Đất trồng cây cao su phải đáp ứng được tiêu chuẩn nào?
Căn cứ tại Điều 7 Quy trình kỹ thuật cây cao su ban hành kèm theo Quyết định 4689/QĐ-BNN-TT năm 2021, có quy định về tiêu chuẩn đất trồng cao su như sau:
Tiêu chuẩn đất trồng cao su
- Cao su sinh trưởng tối ưu trên đất có thành phần cơ giới nặng và trung bình, tầng đất hữu ích dày hơn 2 m, thoát nước tốt, không ngập úng, tỉ lệ đá sỏi ít hơn 10% thể tích, đất tương đối bằng phẳng, độ pH nước có trị số từ 4,5 - 5,0.
- Không trồng cao su khi đất có các hạn chế sau: đất có độ dốc bình quân >30°; chiều sâu mực nước ngầm <100 cm, tỷ lệ laterit cứng hoặc sỏi sạn, đá cục >70% thể tích; từ mặt đất đến độ sâu 150 cm có đá tảng (đá mẹ) hoặc có tầng sét nén chặt; thành phần cơ giới của đất là cát (theo phân loại của FAO).
Như vậy, theo quy định trên thì đất trồng cây cao su phải đáp ứng được tiêu chuẩn sau:
- Cao su sinh trưởng tối ưu trên đất có thành phần cơ giới nặng và trung bình, tầng đất hữu ích dày hơn 2 m, thoát nước tốt, không ngập úng, tỉ lệ đá sỏi ít hơn 10% thể tích, đất tương đối bằng phẳng, độ pH nước có trị số từ 4,5 - 5,0.
- Không trồng cao su khi đất có các hạn chế sau: đất có độ dốc bình quân >30°; chiều sâu mực nước ngầm <100 cm, tỷ lệ laterit cứng hoặc sỏi sạn, đá cục >70% thể tích; từ mặt đất đến độ sâu 150 cm có đá tảng (đá mẹ) hoặc có tầng sét nén chặt; thành phần cơ giới của đất là cát (theo phân loại của FAO).
Vùng khí hậu trồng cây cao su được phân như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Quy trình kỹ thuật cây cao su ban hành kèm theo Quyết định 4689/QĐ-BNN-TT năm 2021, có quy định về phân vùng khí hậu trồng cao su như sau:
Phân vùng khí hậu trồng cao su
- Cao su sinh trưởng tối ưu trong điều kiện lượng mưa >1.800 mm/năm, mùa khô <5 tháng, tổng lượng bốc thoát hơi nước mùa khô <500 mm, số ngày có sương mù <20 ngày/năm, nhiệt độ không khí trung bình >25°C, nhiệt độ trung bình tối cao 30 - 32°C, nhiệt độ trung bình tối thấp >20°C;
- Vùng khí hậu không thích hợp trồng cao su khi có một trong các hạn chế sau: lượng mưa <1.200 mm/năm, mùa khô >7 tháng, hoặc số ngày có sương mù >80 ngày/năm; Đối với vùng thường xuyên bị ảnh hưởng nặng của gió bão, chỉ trồng mới cao su cách bờ biển >50 km; không trồng mới cao su trên các vùng có cao trình >600 m ở miền núi phía Bắc và >650 m đối với những vùng còn lại;
- Những trường hợp khác, do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Như vậy, theo quy định trên thì vùng khí hậu trồng cây cao su được phân như sau:
- Cao su sinh trưởng tối ưu trong điều kiện lượng mưa >1.800 mm/năm, mùa khô <5 tháng, tổng lượng bốc thoát hơi nước mùa khô <500 mm, số ngày có sương mù <20 ngày/năm, nhiệt độ không khí trung bình >25°C, nhiệt độ trung bình tối cao 30 - 32°C, nhiệt độ trung bình tối thấp >20°C;
- Vùng khí hậu không thích hợp trồng cao su khi có một trong các hạn chế sau: lượng mưa <1.200 mm/năm, mùa khô >7 tháng, hoặc số ngày có sương mù >80 ngày/năm;
- Đối với vùng thường xuyên bị ảnh hưởng nặng của gió bão, chỉ trồng mới cao su cách bờ biển >50 km;
Không trồng mới cao su trên các vùng có cao trình >600 m ở miền núi phía Bắc và >650 m đối với những vùng còn lại;
- Những trường hợp khác, do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Trồng cây cao su trên đất hạng 4 được không?
Căn cứ tại khoản b Điều 8 Quy trình kỹ thuật cây cao su ban hành kèm theo Quyết định 4689/QĐ-BNN-TT năm 2021, có quy định về phân hạng đất trồng cao su như sau:
Phân hạng đất trồng cao su
…
b. Phân hạng đất trồng cao su
- Căn cứ vào mức độ giới hạn của các yếu tố nêu trên, đất trồng cao su được phân hạng như sau:
+ I: chỉ có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 0 và 1;
+ II: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2;
+ III: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 3;
+ IV: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4.
- Chỉ cho phép trồng cao su trên các hạng đất I, II và III (tương đương hạng S1, S2, S3 theo phân hạng của FAO). Không trồng cao su trên đất hạng IV, đất than bùn và đất rừng khộp.
Như vậy, theo quy định trên thì đất trồng cao su được phân thành 04 hạng, như sau:
+ I: chỉ có yếu tố ở mức độ giới hạn loại 0 và 1;
+ II: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 2;
+ III: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 3;
+ IV: có từ một yếu tố ở mức độ giới hạn loại 4.
Chỉ cho phép trồng cao su trên các hạng đất I, II và III (tương đương hạng S1, S2, S3 theo phân hạng của FAO). Không trồng cao su trên đất hạng 4, đất than bùn và đất rừng khộp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.