Danh mục hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm hệ thống nào? Tổ chức nào vận hành hệ thống thanh toán quan trọng?
Danh mục hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm hệ thống nào? Tổ chức nào vận hành hệ thống thanh toán quan trọng?
Theo Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định như sau:
PHỤ LỤC II
DANH MỤC HỆ THỐNG THANH TOÁN QUAN TRỌNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 41/2024/TT-NHNN ngày 17 tháng 7 năm 2024 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam)
TT | Hệ thống thanh toán quan trọng | Đơn vị vận hành/Tổ chức vận hành |
1 | Hệ thống TTLNH Quốc gia | Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia |
2 | Hệ thống thanh toán ngoại tệ | Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam |
3 | Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán | Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam |
4 | Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính | Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam |
Như vậy, danh mục hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm 4 hệ thống như sau:
- Hệ thống TTLNH Quốc gia đơn vị vận hành/tổ chức vận hành là Đơn vị vận hành Hệ thống TTLNH Quốc gia (Đơn vị vận hành Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia)
- Hệ thống TTLNH Quốc gia đơn vị vận hành/tổ chức vận hành là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam.
- Hệ thống thanh toán tiền giao dịch chứng khoán đơn vị vận hành/tổ chức vận hành là Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và phát triển Việt Nam.
- Hệ thống bù trừ, chuyển mạch giao dịch tài chính đơn vị vận hành/tổ chức vận hành là Công ty cổ phần Thanh toán Quốc gia Việt Nam.
Danh mục hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm hệ thống nào? Tổ chức nào vận hành hệ thống thanh toán quan trọng? (hình từ internet)
Nội dung giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng là gì?
Theo Điều 5 Thông tư 41/2024/TT-NHNN quy định như sau:
Nội dung giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng
1. Tình hình hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch qua hệ thống.
2. Hoạt động quản trị rủi ro đối với hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro và hoạt động triển khai.
3. Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
4. Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm thay đổi về quy trình nghiệp vụ, quy chế thành viên của hệ thống.
Như vậy, nội dung giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm:
- Tình hình hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm thông tin về thời gian hoạt động, tình hình thành viên tham gia, tình hình giao dịch qua hệ thống.
- Hoạt động quản trị rủi ro đối với hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm xây dựng chính sách, quy trình quản lý rủi ro và hoạt động triển khai.
- Việc tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến quản lý, vận hành hệ thống thanh toán quan trọng.
- Những thay đổi trong hoạt động của hệ thống thanh toán quan trọng bao gồm thay đổi về quy trình nghiệp vụ, quy chế thành viên của hệ thống.
Kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng như thế nào?
Theo Điều 7 Thông tư số 41/2024/TT-NHNN quy định về kiểm tra tại chỗ đối với hệ thống thanh toán quan trọng như sau:
- Đơn vị giám sát trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập đoàn kiểm tra để tiến hành kiểm tra tại địa điểm làm việc của tổ chức vận hành trong trường hợp Đơn vị giám sát phát hiện tài liệu, thông tin, dữ liệu do tổ chức vận hành cung cấp bị thiếu, lỗi, sai hoặc không phù hợp nhưng chưa khắc phục hoặc phát hiện những vấn đề có liên quan đến rủi ro cần thu thập thêm tài liệu, thông tin, dữ liệu.
- Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định kiểm tra. Quyết định kiểm tra bao gồm các nội dung sau đây: tên tổ chức vận hành, nội dung, thời gian, địa điểm kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra; tài liệu, thông tin, dữ liệu yêu cầu tổ chức vận hành kiểm tra báo cáo, cung cấp cho đoàn kiểm tra (nếu cần thiết) và gửi tổ chức vận hành chậm nhất 05 ngày làm việc trước ngày dự kiến kiểm tra.
- Tổ chức vận hành có trách nhiệm chuẩn bị đầy đủ nội dung phục vụ việc kiểm tra; báo cáo, cung cấp tài liệu, thông tin, dữ liệu và quyền truy cập vào hệ thống công nghệ thông tin để phục vụ việc kiểm tra; giải trình, làm rõ những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra khi có yêu cầu.
- Đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra, lập biên bản làm việc về kết quả kiểm tra và ký xác nhận giữa đại diện đoàn kiểm tra và đại diện có thẩm quyền của tổ chức vận hành, bao gồm các nội dung sau đây: tên tổ chức vận hành, nội dung, kết quả kiểm tra; đề xuất, khuyến nghị các biện pháp xử lý kết quả kiểm tra (nếu có); thời hạn khắc phục, báo cáo kết quả thực hiện khuyến nghị (nếu có). Biên bản làm việc được lập thành 02 bản, tổ chức vận hành giữ 01 bản để thực hiện các khuyến nghị của đoàn kiểm tra.
- Tổ chức vận hành có trách nhiệm thực hiện kịp thời, đầy đủ các khuyến nghị của đoàn kiểm tra và báo cáo việc thực hiện các khuyến nghị theo thời hạn được yêu cầu.
- Đoàn kiểm tra báo cáo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước kết quả kiểm tra trong vòng 30 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc việc kiểm tra.
- Đơn vị giám sát có trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các khuyến nghị của tổ chức vận hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.