Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế bao gồm những nội dung nào theo quy định hiện nay?

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế bao gồm những nội dung nào theo quy định hiện nay? Ai có thẩm quyền sao chụp Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế? - câu hỏi của anh Trung (Bình Phước).

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế bao gồm những nội dung nào theo quy định hiện nay?

Theo Điều 2 Quyết định 1295/QĐ-TTg năm 2020 quy định về Danh mục bí mật nhà nước lĩnh vực y tế như sau:

Bí mật nhà nước độ Mật gồm:
1. Mẫu vật, nguồn gen, phương án bảo vệ an ninh, an toàn vùng trồng dược liệu số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.
2. Số người mắc, người chết do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh chưa được Bộ Y tế công khai.
3. Quy mô, phân bố, số liệu về dân số tại các vùng biên giới, hải đảo.
4. Nguồn nguyên liệu, thông số kỹ thuật sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc sinh học quý hiếm thuộc dự án nhà nước, chương trình sản phẩm quốc gia chưa công khai.
5. Tên, địa chỉ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận mất điều kiện đảm bảo an toàn sinh học.

Căn cứ trên quy định Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế bao gồm những nội dung sau đây:

- Mẫu vật, nguồn gen, phương án bảo vệ an ninh, an toàn vùng trồng dược liệu số lượng còn ít hoặc bị đe dọa tuyệt chủng.

- Số người mắc, người chết do bệnh truyền nhiễm nguy hiểm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh chưa được Bộ Y tế công khai.

- Quy mô, phân bố, số liệu về dân số tại các vùng biên giới, hải đảo.

- Nguồn nguyên liệu, thông số kỹ thuật sản xuất thuốc cổ truyền, thuốc sinh học quý hiếm thuộc dự án nhà nước, chương trình sản phẩm quốc gia chưa công khai.

- Tên, địa chỉ phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III đã được Bộ Y tế cấp giấy chứng nhận mất điều kiện đảm bảo an toàn sinh học.

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế được bảo vệ với thời hạn bao lâu?

Theo Điều 19 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:

Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước
1. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước là khoảng thời gian được tính từ ngày xác định độ mật của bí mật nhà nước đến hết thời hạn sau đây:
a) 30 năm đối với bí mật nhà nước độ Tuyệt mật;
b) 20 năm đối với bí mật nhà nước độ Tối mật;
c) 10 năm đối với bí mật nhà nước độ Mật.
2. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.
3. Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.

Như vậy, thời hạn bảo vệ Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế (Bí mật nhà nước độ Mật) là 10 năm.

Lưu ý:

- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về hoạt động có thể ngắn hơn thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này và phải xác định cụ thể tại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước khi xác định độ mật.

- Thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước về địa điểm kết thúc khi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không sử dụng địa điểm đó để chứa bí mật nhà nước.

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế

Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế bao gồm những nội dung nào theo quy định hiện nay? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền sao chụp Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế?

Theo khoản 3 Điều 11 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018 quy định như sau:

Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước
...
2. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan thuộc Chính phủ;
c) Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, g, h và i khoản 1 Điều này; người đứng đầu cục, vụ và tương đương thuộc tổng cục và tương đương;
d) Người đứng đầu sở, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh và tương đương;
đ) Người đứng đầu đơn vị trực thuộc Tòa án nhân dân cấp cao, Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, trừ người có thẩm quyền quy định tại điểm b khoản 3 Điều này; Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện;
e) Bí thư huyện ủy, quận ủy, thị ủy, thành ủy và Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện;
g) Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc doanh nghiệp nhà nước.
3. Người có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật bao gồm:
a) Những người quy định tại khoản 2 Điều này;
b) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc tổng cục, cục, vụ và tương đương thuộc cơ quan quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều này;
c) Người đứng đầu đơn vị cấp phòng thuộc sở, ban, ngành cấp tỉnh và tương đương; trưởng ban của Hội đồng nhân dân, trưởng phòng của Ủy ban nhân dân cấp huyện và tương đương.
...

Như vây, người có thẩm quyền cho phép sao chụp Danh mục bí mật nhà nước độ Mật trong lĩnh vực y tế được quy định cụ thể nêu trên.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

2,509 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào