Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non nhằm mục đích gì? Việc đánh giá xếp loại được thực hiện khi nào?
Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non nhằm mục đích gì?
Theo Điều 2 Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV quy định như sau:
Mục đích đánh giá, xếp loại
Đánh giá, xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.
Căn cứ trên quy định đánh giá xếp loại giáo viên nhằm mục đích làm rõ năng lực, trình độ, kết quả công tác, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống làm căn cứ để các cấp quản lý giáo dục bố trí, sử dụng, bổ nhiệm, đào tạo, bồi dưỡng và thực hiện chế độ chính sách đối với giáo viên.
Việc đánh giá xếp loại giáo viên mầm non được thực hiện khi nào?
Theo Điều 3 Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV quy định như sau:
Yêu cầu đánh giá, xếp loại
1. Đánh giá, xếp loại giáo viên là một nội dung quan trọng của công tác quản lý cán bộ. Khi tiến hành đánh giá, xếp loại phải đảm bảo khách quan, khoa học, công khai, công bằng, dân chủ, phản ánh đúng năng lực và phẩm chất của giáo viên; phải làm rõ được ưu điểm, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, năng lực và hiệu quả công tác, khả năng phát triển của giáo viên.
2. Đánh giá, xếp loại giáo viên là việc làm thường xuyên của các cơ sở giáo dục trong từng năm học nhằm thúc đẩy đội ngũ giáo viên không ngừng học tập, rèn luyện để nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, nêu gương tốt cho người học.
3. Đánh giá, xếp loại giáo viên phải bảo đảm các kết luận đúng và chính xác.
4. Việc đánh giá, xếp loại giáo viên thực hiện hàng năm sau một năm học.
Theo quy định việc đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện hàng năm sau một năm học.
Đánh giá xếp loại giáo viên mầm non nhằm mục đích gì? Việc đánh giá xếp loại được thực hiện khi nào? (Hình từ Internet)
Việc đánh giá xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các nội dung như thế nào?
Theo Điều 5 Quy chế đánh giá, xếp loại giáo viên mầm non và giáo viên phổ thông công lập ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV quy định như sau:
Nội dung đánh giá
Việc đánh giá, xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các quy định tại Điều 4 của Quy chế này về các mặt:
1. Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
a. Nhận thức tư tưởng, chính trị;
b. Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c. Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
d. Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
đ. Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
2. Kết quả công tác được giao:
a. Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể;
b. Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tự phê bình.
3. Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội v.v...).
Theo đó, việc đánh giá, xếp loại giáo viên sau một năm học phải căn cứ vào các quy định tại Điều 4 của Quy chế này ban hành kèm theo Quyết định 06/2006/QĐ-BNV về các mặt:
- Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống:
+ Nhận thức tư tưởng, chính trị;
+ Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước;
+ Việc chấp hành quy chế của ngành, quy định của cơ quan, đơn vị, đảm bảo số lượng, chất lượng ngày, giờ công lao động;
+ Giữ gìn đạo đức, nhân cách và lối sống lành mạnh, trong sáng của giáo viên; ý thức đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực; sự tín nhiệm trong đồng nghiệp, học sinh và nhân dân;
+ Tinh thần đoàn kết; tính trung thực trong công tác; quan hệ đồng nghiệp, thái độ phục vụ nhân dân và học sinh.
- Kết quả công tác được giao:
+ Khối lượng, chất lượng, hiệu quả giảng dạy và công tác trong từng vị trí, từng thời gian và từng điều kiện công tác cụ thể;
+ Tinh thần học tập nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong giảng dạy và công tác; tinh thần phê bình, tự phê bình.
- Khả năng phát triển (về chuyên môn, nghiệp vụ, năng lực quản lý và hoạt động xã hội v.v...).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.