Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào? Mức phạt là bao nhiêu theo quy định pháp luật hiện nay?

Tôi tên Lâm Minh Anh. Tôi muốn hỏi pháp luật về báo chí, cụ thể là: Mấy hôm trước, tôi có thấy một trang báo đăng thông tin có nói về một nghệ sĩ nổi tiếng phải nhập viện vì mắc bệnh ung thư nhưng thật ra đó chỉ là tin bịp, để câu view, tăng lượng người tương tác. Như vậy, đối với việc trang báo đấy đăng sai sự thật, khiến người đọc tin theo làm hoang mang dư luận thì sẽ bị xử lý như thế nào? Cơ quan báo chí cần có trách nhiệm gì?

Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận có phải là hành vi bị nghiêm cấm không?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Báo chí 2016 quy định về những hành vi dưới đây bị nghiêm cấm:

"1. Đăng, phát thông tin chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có nội dung:

a) Xuyên tạc, phỉ báng, phủ nhận chính quyền nhân dân;

b) Bịa đặt, gây hoang mang trong Nhân dân;

c) Gây chiến tranh tâm lý.

2. Đăng, phát thông tin có nội dung:

a) Gây chia rẽ giữa các tầng lớp nhân dân, giữa Nhân dân với chính quyền nhân dân, với lực lượng vũ trang nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;

b) Gây hằn thù, kỳ thị, chia rẽ, ly khai dân tộc, xâm phạm quyền bình đẳng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;

c) Gây chia rẽ người theo tôn giáo với người không theo tôn giáo, giữa người theo các tôn giáo khác nhau, chia rẽ các tín đồ tôn giáo với chính quyền nhân dân, với tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; xúc phạm niềm tin tín ngưỡng, tôn giáo;

d) Phá hoại việc thực hiện chính sách đoàn kết quốc tế.

3. Đăng, phát thông tin có nội dung kích động chiến tranh nhằm chống lại độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

4. Xuyên tạc lịch sử; phủ nhận thành tựu cách mạng; xúc phạm dân tộc, anh hùng dân tộc.

5. Tiết lộ thông tin thuộc danh Mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác theo quy định của pháp luật.

6. Thông tin cổ súy các hủ tục, mê tín, dị đoan; thông tin về những chuyện thần bí gây hoang mang trong xã hội, ảnh hưởng xấu đến trật tự, an toàn xã hội và sức khỏe của cộng đồng.

7. Kích động bạo lực; tuyên truyền lối sống đồi trụy; miêu tả tỉ mỉ những hành động dâm ô, hành vi tội ác; thông tin không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam.

8. Thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân; quy kết tội danh khi chưa có bản án của Tòa án.

9. Thông tin ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường về thể chất và tinh thần của trẻ em.

10. In, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, tác phẩm báo chí, nội dung thông tin trong tác phẩm báo chí đã bị đình chỉ phát hành, thu hồi, tịch thu, cấm lưu hành, gỡ bỏ, tiêu hủy hoặc nội dung thông tin mà cơ quan báo chí đã có cải chính.

11. Cản trở việc in, phát hành, truyền dẫn, phát sóng sản phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí hợp pháp tới công chúng.

12. Đe dọa, uy hiếp tính mạng, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nhà báo, phóng viên; phá hủy, thu giữ phương tiện, tài liệu, cản trở nhà báo, phóng viên hoạt động nghề nghiệp đúng pháp luật.

13. Đăng, phát trên sản phẩm thông tin có tính chất báo chí thông tin quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 của Điều này."

Do đó, theo khoản 8 Điều 9 Luật này, hành vi đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm.

 Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào?

Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào?

Cơ quan báo chí cần có trách nhiệm gì?

Tại Điều 12 Luật Báo chí 2016 quy định về trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân như sau:

"Điều 12. Trách nhiệm của cơ quan báo chí đối với quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của công dân
1. Đăng, phát kiến nghị, phê bình, tin, bài, ảnh và tác phẩm báo chí khác của công dân phù hợp với tôn chỉ, Mục đích và không có nội dung quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 9 của Luật này; trong trường hợp không đăng, phát phải trả lời và nêu rõ lý do khi có yêu cầu.
2. Trả lời hoặc yêu cầu tổ chức, người có thẩm quyền trả lời bằng văn bản hoặc trả lời trên báo chí về kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của công dân gửi đến."

Đăng bài báo có thông tin xuyên tạc, gây hoang mang dư luận thì bị xử phạt như thế nào?

Theo khoản 1, khoản 2 và khoản 10 Điều 8 Nghị định 119/2020/NĐ-CP (được sửa đổi bởi điểm i khoản 10 Điều 2 Nghị định 14/2022/NĐ-CP) quy định đối với việc vi phạm đăng, phát nội dung thông tin trên báo chí, bản tin, đặc san sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:

"1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi không nêu rõ xuất xứ nguồn tin khi đăng, phát trên báo chí khi sử dụng thông tin do cơ quan, tổ chức, người có trách nhiệm cung cấp cho báo chí.
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đăng, phát thông tin sai sự thật gây ảnh hưởng ít nghiêm trọng;
b) Minh họa, đặt tiêu đề tin, bài không phù hợp nội dung thông tin làm cho người đọc hiểu sai nội dung thông tin;
c) Đăng, phát ảnh của cá nhân mà không được sự đồng ý của người đó, trừ các trường hợp pháp luật có quy định khác;
d) Đăng, phát ý kiến phản hồi không thể hiện đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 4 Điều 43 Luật Báo chí hoặc đăng, phát không đúng thời điểm theo quy định tại khoản 2 Điều 43 và khoản 5 Điều 42 Luật Báo chí.
[...]
10. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi đối với hành vi quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này;
b) Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình, đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, b và c khoản 2; các điểm a, b, c, d, i và k khoản 3; các điểm a, b, c và d khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6, 7, 8 và 8a Điều này; [...]"

Tuy nhiên, tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định mức phạt tiền nêu trên là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điều 6 Nghị định này là mức phạt tiền đối với cá nhân. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với cá nhân bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.

Trong trường hợp này, trang báo đăng thông tin về nghệ sĩ nổi tiếng nhưng chưa được sự cho phép của người đó thì có thể bị phạt tiền theo mức phạt quy định nêu trên. Ngoài ra, còn có thể phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả, đó là có thể buộc cơ quan báo chí cải chính, xin lỗi hoặc buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật, thông tin vi phạm quy định pháp luật đã đăng, phát trên báo điện tử, tạp chí điện tử, báo nói, báo hình.

Báo chí Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Báo chí
Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông báo mời quan tâm có bắt buộc phải đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia hay Báo đấu thầu không?
Pháp luật
Miễn xử phạt hành chính về quản lý thuế với tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp bị tổn thất do Bão số 3 theo Công văn 4062/TCT-CS thế nào?
Pháp luật
Tiền thu xử phạt vi phạm hành chính có phân bổ cho các cơ quan xử phạt không? Nếu có thì phân bổ như thế nào?
Pháp luật
Người cho trẻ em sử dụng các chất gây nghiện không phải ma túy bị xử phạt hành chính bao nhiêu tiền theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Đèn xi nhan là gì? Người điều khiển xe gắn máy cần phải có đầy đủ đèn xi nhan khi tham gia giao thông hay không?
Pháp luật
Bảng giá đất có được áp dụng để tính tiền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai theo Luật Đất đai mới?
Pháp luật
Thời hiệu xử lý phạt nguội đối với phương tiện giao thông vi phạm là bao lâu? Trình tự thông báo xác minh xử lý phạt nguội được quy định ra sao?
Pháp luật
Báo chí có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp tất cả các thông tin không? Vấn đề cải chính trên báo chí được quy định như thế nào?
Pháp luật
Báo cáo về tình hình xử phạt vi phạm hành chính và tình hình áp dụng biện pháp xử lý hành chính bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Công an cấp nào được phép kiểm tra phương tiện tại bãi giữ xe của các trường để xử lý vi phạm đối với học sinh chưa tuổi điều khiển xe máy?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Báo chí
6,811 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Báo chí Xử phạt vi phạm hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Báo chí Xem toàn bộ văn bản về Xử phạt vi phạm hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào