Công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình nào? Tài liệu khảo sát địa hình công trình đê điều có tính kế thừa như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: Công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình nào? Tài liệu khảo sát địa hình công trình đê điều có tính kế thừa như thế nào? Đề cương khảo sát địa hình công trình đê điều có thể được lập ở những dạng nào? Đây là câu hỏi của anh Minh Khánh đến từ Long An.

Công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình nào?

Căn cứ theo tiểu mục 3.1 Mục 3 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:

Thuật ngữ và định nghĩa
3.1
Công trình đê điều (Dyke work)
1. Đê điều là hệ thống công trình bao gồm đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê và công trình phụ trợ.
2. Đê sông là đê ngăn nước lũ qua sông.
3. Đê biển là đê ngăn nước biển.
4. Đê cửa sông là đê chuyển tiếp giữa đê sông với đê biển hoặc bờ biển.
5. Đê bao là đê bảo vệ cho một khu vực riêng biệt.
6. Đê bối là đê bảo vệ cho một khu vực nằm ở phía sông của đê sông.
7. Đê chuyên dùng là đê bảo vệ cho một loại đối tượng riêng biệt.
8. Kè bảo vệ đê là công trình xây dựng nhằm chống sạt lở đê bảo vệ đê
9. Cống qua đê là công trình xây dựng qua đê dùng để cấp nước, thoát nước hoặc kết hợp giao thông thủy.
10. Công trình phụ trợ: là công trình phục vụ việc quản lý bảo vệ đê điều, bao gồm: công trình tràn sự cố, cột mốc trên đê, cột chỉ giới, biển báo đê điều, cột thủy chí, giếng giảm áp, trạm và thiết bị quan trắc, điểm canh đê, kho bãi vật tư dự phòng, trụ sở hạt quản lý đê...
...

Như vậy, công trình đê điều sẽ gồm những loại công trình sau đây:

- Đê điều;

- Đê sông;

- Đê biển;

- Đê cửa sông;

- Đê bao;

- Đê bối;

- Đê chuyên dùng;

- Kè bảo vệ đê;

- Cống qua đê;

- Công trình phụ trợ.

Công trình đê điều

Công trình đê điều (Hình từ Internet)

Tài liệu khảo sát địa hình công trình đê điều có tính kế thừa như thế nào?

Căn cứ theo tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:

Nguyên tắc chung
4.1 Tính kế thừa của tài liệu giữa các giai đoạn
4.1.1 Tài liệu khảo sát địa hình của giai đoạn sau phải kế thừa chọn lọc tối đa kết quả của giai đoạn trước, tạo thành hệ thống tài liệu địa hình hoàn chỉnh, nhất quán từ giai đoạn báo cáo đầu tư (BCĐT) đến giai đoạn thiết kế.
4.1.2 Các tài liệu địa hình được đo vẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và của Ngành.
4.2 Hệ cao, tọa độ sử dụng
Hệ cao, tọa độ sử dụng đo vẽ tài liệu địa hình công trình đê điều phải là hệ cao, tọa độ của quốc gia hiện hành:
- Lưới mặt bằng phải theo hệ tọa độ VN2000.
- Lưới cao độ phải theo hệ cao độ Hòn Dấu Hải Phòng.
- Trường hợp đặc biệt ở một số công trình đê điều hiện nay đang dùng hệ tọa độ HN72 và hệ cao độ Mũi Nai Hà Tiên thì phải chuyển về hệ quốc gia hiện hành theo các quy định sau:
+ Chuyển hệ HN72 về VN2000 qua chương trình chuyển đổi của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho phép trong toàn quốc GeoTools 1.2.
+ Chuyển hệ cao độ theo công thức sau:
...

Theo đó, tài liệu khảo sát địa hình trong công trình đê điều của giai đoạn sau phải kế thừa chọn lọc tối đa kết quả của giai đoạn trước, tạo thành hệ thống tài liệu địa hình hoàn chỉnh, nhất quán từ giai đoạn báo cáo đầu tư (BCĐT) đến giai đoạn thiết kế.

Các tài liệu địa hình công trình đê điều được đo vẽ phải tuân theo các tiêu chuẩn, quy phạm, quy trình kỹ thuật hiện hành của Nhà nước và của Ngành.

Đề cương khảo sát địa hình công trình đê điều có thể được lập ở những dạng nào?

Căn cứ theo tiết 4.3.1 tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8481:2010 quy định như sau:

Nguyên tắc chung
...
4.3 Thành phần, khối lượng khảo sát địa hình
4.3.1 Đề cương khảo sát địa hình
Căn cứ vào nhiệm vụ của chủ đầu tư giao và nội dung yêu cầu của đề cương khảo sát thiết kế tổng hợp của chủ nhiệm đồ án, chủ nhiệm địa hình phải lập đề cương khảo sát địa hình ở một trong hai dạng theo yêu cầu của chủ đầu tư:
- Lập đề cương khảo sát địa hình độc lập.
- Lập nội dung khảo sát địa hình trong đề cương khảo sát thiết kế tổng quát.
...

Như vậy, đề cương khảo sát địa hình công trình đê điều có thể được lập ở một trong hai dạng theo yêu cầu của chủ đầu tư:

- Lập đề cương khảo sát địa hình độc lập.

- Lập nội dung khảo sát địa hình trong đề cương khảo sát thiết kế tổng quát.

Đề cương này được lập căn cứ vào nhiệm vụ của chủ đầu tư giao và nội dung yêu cầu của đề cương khảo sát thiết kế tổng hợp của chủ nhiệm đồ án.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

6,303 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào