Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào?
- Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất nhằm mục đích nào?
- Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào?
Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất nhằm mục đích nào?
Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất nhằm mục đích tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Thu thập, phân tích tư liệu viễn thám
1. Công tác thu thập, phân tích các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất cho các mục đích sau:
a) Chính xác hoá ranh giới địa chất phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị và lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ nhỏ (1:200.000) trong trường hợp tài liệu điều tra địa chất còn hạn chế, làm rõ các vấn đề đã hoặc sẽ được khảo sát thực địa và thiết kế thi công hợp lý;
b) Sơ bộ xác định các dấu hiệu, yếu tố, khoanh định các vùng, đới có khả năng chứa nước nhằm bổ sung thông tin trong giai đoạn thi công dự án ở các vùng điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ lớn (1:50.000), nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
c) Thành lập sơ đồ địa chất ở giai đoạn thi công dự án phục vụ cho nghiên cứu chi tiết ở các diện tích cần thiết, ứng với tỷ lệ điều tra đánh giá tài nguyên nước lớn hơn 1:50.000 trong trường hợp vùng nghiên cứu chưa có bản đồ nền địa chất cùng tỷ lệ.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất nhằm mục đích sau:
- Chính xác hoá ranh giới địa chất phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị và lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ nhỏ (1:200.000) trong trường hợp tài liệu điều tra địa chất còn hạn chế, làm rõ các vấn đề đã hoặc sẽ được khảo sát thực địa và thiết kế thi công hợp lý;
- Sơ bộ xác định các dấu hiệu, yếu tố, khoanh định các vùng, đới có khả năng chứa nước nhằm bổ sung thông tin trong giai đoạn thi công dự án ở các vùng điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ lớn (1:50.000), nâng cao hiệu quả, rút ngắn thời gian điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất;
- Thành lập sơ đồ địa chất ở giai đoạn thi công dự án phục vụ cho nghiên cứu chi tiết ở các diện tích cần thiết, ứng với tỷ lệ điều tra đánh giá tài nguyên nước lớn hơn 1:50.000 trong trường hợp vùng nghiên cứu chưa có bản đồ nền địa chất cùng tỷ lệ.
Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào? (Hình từ Internet)
Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thực hiện theo nguyên tắc được quy định tại khoản 2 Điều 8 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Thu thập, phân tích tư liệu viễn thám
…
2. Nguyên tắc thực hiện
Công tác thu thập, phân tích, giải đoán các tư liệu viễn thám được thiết kế ở các vùng có điều kiện giao thông kém, đi lại khó khăn, điều kiện thi công phức tạp, nơi có mức độ tài liệu điều tra địa chất, địa chất thuỷ văn hạn chế.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất được thiết kế ở các vùng có điều kiện giao thông kém, đi lại khó khăn, điều kiện thi công phức tạp, nơi có mức độ tài liệu điều tra địa chất, địa chất thuỷ văn hạn chế.
Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung nào?
Công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung được quy định tại khoản 3 Điều 8 Thông tư 13/2014/TT-BTNMT như sau:
Thu thập, phân tích tư liệu viễn thám
…
3. Nội dung công tác thu thập, phân tích các tư liệu viễn thám:
a) Thu thập các tư liệu viễn thám có trong vùng điều tra, đánh giá tài nguyên nước nước dưới đất;
b) Hiệu chỉnh ảnh, đăng ký tọa độ ảnh, khử nhiễu, tăng độ hiển thị;
c) Sử dụng các thiết bị quang học , các phần mềm chuyên dụng để giải đoán các thông tin cần thiết từ nguồn tư liệu viễn thám đã thu thập được ; việc giải đoán có thể được thực hiện ở các cấp độ sau đây, tùy thuộc mức độ, quy mô điều tra đánh giá:
- Giải đoán sơ bộ: Phục vụ cho giai đoạn chuẩn bị và lập dự án điều tra đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ nhỏ (1:200.000);
- Giải đoán bổ trợ: Được tiến hành trong giai đoạn thi công dự án ở các vùng điều tra, đánh giá tài nguyên nước dưới đất tỷ lệ lớn (1:50.000);
- Giải đoán chi tiết: Được tiến hành ở giai đoạn thi công dự án phục vụ cho nghiên cứu chi tiết ở các diện tích cần thiết, ứng với tỷ lệ điều tra đánh giá tài nguyên nước lớn hơn 1:50.000.
Trong đó, giải đoán sơ bộ được tiến hành cho toàn bộ diện tích của dự án. Giải đoán bổ trợ và giải đoán chi tiết có thể chỉ tiến hành cho một phần diện tích của dự án.
…
Như vậy, theo quy định trên thì công tác thu thập các tư liệu viễn thám được sử dụng trong điều tra tài nguyên nước dưới đất gồm những nội dung sau:
- Thu thập các tư liệu viễn thám có trong vùng điều tra tài nguyên nước nước dưới đất;
- Hiệu chỉnh ảnh, đăng ký tọa độ ảnh, khử nhiễu, tăng độ hiển thị;
- Sử dụng các thiết bị quang học, các phần mềm chuyên dụng để giải đoán các thông tin cần thiết từ nguồn tư liệu viễn thám đã thu thập được; việc giải đoán có thể được thực hiện ở các cấp độ sau đây, tùy thuộc mức độ, quy mô điều tra đánh giá.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.