Công đoàn cơ sở có được đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp Quân đội khi lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm không?
- Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm gì trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp Quân đội?
- Công đoàn cơ sở có được đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp Quân đội khi lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm không?
- Công đoàn cơ sở được đại diện cho người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án nào?
Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm gì trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp Quân đội?
Quyền và trách nhiệm của công đoàn cơ sở trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động được quy định tại khoản 6 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BQP như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Quân đội
...
6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.
a) Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, cơ quan quản lý lao động, người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động tập thể đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
b) Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động yêu cầu; đại diện cho người lao động tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền; cử đại diện tham gia các phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hòa giải viên lao động theo yêu cầu.
7. Kiến nghị với cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm ở một số nội dung sau:
a) Kiến nghị với cơ quan quản lý lao động và cơ quan chính trị (công đoàn) cấp trên xem xét, tham gia giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.
b) Tiến hành thương lượng với người đứng đầu doanh nghiệp để giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể lao động bị xâm phạm theo yêu cầu của cơ quan quản lý lao động và cơ quan chính trị (công đoàn) cấp trên; thực hiện giải quyết tranh chấp lao động tập thể theo quy định của pháp luật về lao động.
Như vậy, trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp Quân đội, công đoàn cơ sở có các quyền, trách nhiệm sau đây:
(1) Công đoàn cơ sở có quyền yêu cầu Hòa giải viên lao động, Hội đồng trọng tài lao động, cơ quan quản lý lao động, người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết tranh chấp lao động tập thể đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
(2) Hướng dẫn, hỗ trợ người lao động giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi người lao động yêu cầu;
Đại diện cho người lao động tham gia quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân khi được người lao động ủy quyền;
Cử đại diện tham gia các phiên họp giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hòa giải viên lao động theo yêu cầu.
Công đoàn cơ sở có quyền, trách nhiệm gì trong việc tham gia giải quyết tranh chấp lao động ở doanh nghiệp Quân đội? (Hình từ Internet)
Công đoàn cơ sở có được đại diện cho người lao động khởi kiện doanh nghiệp Quân đội khi lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm không?
Quyền đại diện của công đoàn cơ sở được quy định tại khoản 8 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BQP như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Quân đội
...
8. Đại diện cho tập thể người lao động và người lao động (khi được người lao động ủy quyền) khởi kiện tại tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động bị xâm phạm và khi bị xâm phạm đã đề nghị nhưng chưa được người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng.
9. Đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp ở một số nội dung sau:
a) Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động;
...
Như vậy, theo quy định, công đoàn cơ sở được đại diện cho người lao động (khi được người lao động ủy quyền) khởi kiện doanh nghiệp Quân đội tại tòa án khi lợi ích hợp pháp của người lao động bị xâm phạm và khi bị xâm phạm đã đề nghị nhưng chưa được người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng.
Công đoàn cơ sở được đại diện cho người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án nào?
Quyền đại diện cho người lao động tham gia tố tụng của công đoàn cơ sở được quy định tại khoản 9 Điều 5 Thông tư 14/2014/TT-BQP như sau:
Quyền, trách nhiệm của công đoàn cơ sở ở doanh nghiệp Quân đội
...
8. Đại diện cho tập thể người lao động và người lao động (khi được người lao động ủy quyền) khởi kiện tại tòa án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động bị xâm phạm và khi bị xâm phạm đã đề nghị nhưng chưa được người đứng đầu doanh nghiệp giải quyết hoặc giải quyết chưa thỏa đáng.
9. Đại diện cho tập thể người lao động và người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp ở một số nội dung sau:
a) Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động;
b) Đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật.
Như vậy, công đoàn cơ sở được đại diện cho người lao động tham gia tố tụng nếu được người lao động ủy quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động trong các vụ án lao động, hành chính, phá sản theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.