Công chức nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì cử đi đào tạo bồi dưỡng được không? Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ra sao?
Chế độ đào tạo, bồi dưỡng công chức như thế nào?
Căn cứ Điều 47 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:
"1. Nội dung, chương trình, hình thức, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý, tiêu chuẩn của ngạch công chức và phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ.
2. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng công chức bao gồm:
a) Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức;
b) Đào tạo, bồi dưỡng theo các chức danh lãnh đạo, quản lý.
3. Nội dung, chương trình, thời gian đào tạo, bồi dưỡng công chức do Chính phủ quy định."
Như vậy, theo quy định thì chế độ bồi dưỡng dành cho công chức là khác nhau tùy theo ngạch của công chức mà sẽ được đào tạo phù hợp theo quy định của pháp luật hiện hành.
Công chức nữ trong thời gian nghỉ thai sản thì cử đi đào tạo bồi dưỡng được không?
Căn cứ Điều 49 Luật cán bộ công chức 2008 như sau:
"1. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng phải chấp hành nghiêm chỉnh quy chế đào tạo, bồi dưỡng và chịu sự quản lý của cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
2. Công chức tham gia đào tạo, bồi dưỡng được hưởng nguyên lương và phụ cấp; thời gian đào tạo, bồi dưỡng được tính vào thâm niên công tác liên tục, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật.
3. Công chức đạt kết quả xuất sắc trong khóa đào tạo, bồi dưỡng được biểu dương, khen thưởng.
4. Công chức đã được đào tạo, bồi dưỡng nếu tự ý bỏ việc, xin thôi việc phải đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của pháp luật."
Như vậy ở Luật cán bộ công chức 2008 không hạn chế việc cử công chức mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi đi đào tạo, bồi dưỡng. Ở đây phải căn cứ vào kế hoạch đào tạo của đơn vị, cũng như yêu cầu của vị trí công việc để cử công chức đi đào tạo bồi dưỡng.
Công chức nữ nghỉ thai sản
Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp ra sao?
Tuy nhiên ở đây có 01 vấn đề, đó là xét theo khoản 2 Điều 168 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
1. Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.
Khuyến khích người sử dụng lao động, người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm khác đối với người lao động.
2. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ bảo hiểm xã hội thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận khác.
3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.
Như vậy, theo quy định trên thì trong thời gian người lao động nghỉ việc được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, thì người sử dụng lao động không phải trả lương cho người lao động.
Cho nên, nếu như đang trong thời gian nghỉ thai sản, công chức nữ vẫn phải tiếp tục đi đào tạo bồi dưỡng thì vẫn được hưởng các chế độ tiền lương, tiền học phí, phụ cấp, trợ cấp do cơ quan chi trả (đây là chế độ đối với công chức được cử đi đào tạo, chứ không phải tiền lương theo ngày làm việc thông thường). Muốn được thanh toán các chế độ tiền lương, tiền học phí, phụ cấp, trợ cấp do cơ quan cử đi học chi trả; công chức nữ phải có đơn yêu cầu, kèm theo xác nhận của cơ sở đào tạo về thời gian thực tế đã đến lớp tham gia khóa học tập trùng lặp với thời gian sinh con gửi đến người đứng đầu cơ quan cử công chức đi học xem xét giải quyết.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.