Công chức được đánh giá, xếp loại ở mức không hoàn thành nhiệm vụ được giao theo quy định hiện hành ra sao?

Tôi đang tìm hiểu về việc xếp loại và đánh giá công chức. Vậy cho tôi hỏi rằng khi nào thì một công chức được xếp loại, đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ? Thẩm quyền xem xét đánh giá công chức thuộc về ai? Trình tự thủ tục đánh giá công chức như thế nào?

Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ ra sao?

Căn cứ Điều 11 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức không hoàn thành nhiệm vụ như sau:

" 1. Công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.
2. Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí sau đây thì xếp loại chất lượng ở mức không hoàn thành nhiệm vụ:
a) Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền;
b) Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả;
c) Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ;
d) Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật.
đ) Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá."

Như vậy bạn thấy rằng chia ra làm hai trường hợp:

Đối với công chức không giữ chức vụ quản lý thì khi thuộc một trong các điều sau; Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền; Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; Có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá. Thì bị đánh giá ở mức không hoàn thành nhiệm vụ.

Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý có một trong các tiêu chí như; Có biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa theo đánh giá của cấp có thẩm quyền; Có trên 50% các tiêu chí về kết quả thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, theo kế hoạch đề ra hoặc theo công việc cụ thể được giao chưa bảo đảm tiến độ, chất lượng, hiệu quả; Cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc lĩnh vực công tác được giao phụ trách hoàn thành dưới 50% các chỉ tiêu, nhiệm vụ; Cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc thẩm quyền phụ trách, quản lý trực tiếp liên quan đến tham ô, tham nhũng, lãng phí và bị xử lý theo quy định của pháp luật ; Và cuối cùng là có hành vi vi phạm trong quá trình thực thi nhiệm vụ bị xử lý kỷ luật trong năm đánh giá.

 Như vậy khi thuộc một trong các tiêu chí liệt kê trên thì công chức bị xếp loại không hoàn thành nhiệm vụ.

Công chức

Công chức

Thẩm quyền xem xét đánh giá công chức thuộc về ai?

Căn cứ Điều 16 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xem xét đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như sau:

- Đối với công chức

+ Việc đánh giá, xếp loại chất lượng người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện.

+ Việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.

Như vậy việc đánh giá đối với công chức do người đứng đầu cơ quan cấp trên quản lý trực tiếp thực hiện. Bên cạnh đó việc đánh giá, xếp loại chất lượng cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý do người đứng đầu cơ quan sử dụng công chức thực hiện.

Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức như thế nào?

Căn cứ Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng cán bộ như sau:

"1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
Công chức làm báo cáo tự đánh giá, nhận mức xếp loại kết quả công tác theo chức trách, nhiệm vụ được giao theo mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
Cơ quan tham mưu về công tác cán bộ của cơ quan có thẩm quyền đánh giá tổng hợp ý kiến nhận xét, đánh giá quy định tại điếm b, điểm c khoản này và tài liệu liên quan (nếu có), đề xuất nội dung đánh giá và mức xếp loại chất lượng đối với công chức.
Cấp có thẩm quyền quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng đối với công chức.
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng"

Như vậy ban thấy rằng việc đánh giá cán bộ thông qua 5 bước như sau: Bước 1 là việc cán bộ tự đánh giá, xếp loại chất lượng của mình; Như công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng; Nhận xét, đánh giá công chức; Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác; Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức; Và cuối cùng là cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng. Như vậy trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về việc đánh giá xếp loại chất lượng của công chức theo quy định của pháp luật hiện hành.

Công chức TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG CHỨC
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nghị định 107/2024 bãi bỏ Nghị định 161/2018/NĐ-CP về tuyển dụng công chức, viên chức từ 20/8/2024?
Pháp luật
Công chức, viên chức nhà nước có được làm thêm công việc ở bên ngoài để kiếm thêm tiền hay không?
Pháp luật
Ban hành Quy định chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ngành tài nguyên và môi trường với mục đích gì?
Pháp luật
Có được điều động công chức sang làm viên chức không? Công chức chuyển sang làm viên chức còn được hưởng phụ cấp công vụ không?
Pháp luật
Ngạch công chức là gì? Điều kiện và môn thi để thi nâng ngạch công chức theo quy định hiện nay?
Pháp luật
Tiêu chí xếp loại chất lượng công chức ở mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và hoàn thành tốt nhiệm vụ như thế nào?
Pháp luật
Cán bộ, công chức, viên chức là gì? Cách phân biệt và một số ví dụ về cán bộ, công chức, viên chức mới nhất?
Pháp luật
Mức chi đào tạo, tập huấn cán bộ, công chức, viên chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025?
Pháp luật
Những việc phải làm của công chức y tế đối với người đến khám bệnh được quy định thế nào? Công chức y tế có những trách nhiệm gì?
Pháp luật
Nguyên tắc xác định vị trí việc làm và quản lý biên chế công chức được thực hiện như thế nào? Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức được quy định thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công chức
1,298 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào