Con riêng của người chồng nhưng không có tên trong di chúc thì có hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?

Trong di chúc, anh ấy không để lại tài sản thừa kế cho con chung của chúng tôi mà dành hết cho vợ cả và các con. Tôi và anh ấy sống chung với nhau từ năm 2002, có hai đứa con nhưng không đăng ký kết hôn. Trước tôi, anh ấy có một người vợ và ba con chung. Tháng 4/2017, chồng tôi mất và có di chúc để lại toàn bộ tài sản cho người vợ trước với ba con của họ. Xin hỏi con tôi không có tên trong di chúc thì có được chia thừa kế hay không? - Đây là câu hỏi của bạn Thanh Ngân đến từ Phú Yên.

Con riêng của người chồng nhưng không có tên trong di chúc thì có hưởng di sản thừa kế theo pháp luật không?

Pháp luật dân sự không phân biệt quyền thừa kế của con trong giá thú hay con ngoài giá thú.

Bởi vậy, nếu bạn có đầy đủ chứng cứ chứng minh hai đứa con là con chung của bạn và chồng bạn, các cháu vẫn được pháp luật bảo vệ quyền được hưởng thừa kế.

Căn cứ theo khoản 1 Điều 644 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc như sau:

Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Nếu hai con của bạn đều đang dưới 18 tuổi, theo quy định của pháp luật, các cháu vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật cho dù chồng bạn không chia tài sản trong di chúc.

Nếu con của bạn đã trên 18 tuổi, không mất khả năng lao động và không được nhắc tên trong di chúc thì sẽ không được nhận suất thừa kế này.

Do đó, bạn có quyền yêu cầu người vợ trước chia di sản của chồng cho cả hai con của mình.

Nếu không thỏa thuận được, bạn có thể khởi khởi kiện tại tòa án nhân dân huyện để đòi lại quyền, lợi ích hợp pháp cho các con mình.

Di chúc

Di chúc (Hình từ Internet)

Công bố di chúc được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 647 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về công bố di chúc như sau:

Công bố di chúc
1. Trường hợp di chúc bằng văn bản được lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng thì công chứng viên là người công bố di chúc.
2. Trường hợp người để lại di chúc chỉ định người công bố di chúc thì người này có nghĩa vụ công bố di chúc; nếu người để lại di chúc không chỉ định hoặc có chỉ định nhưng người được chỉ định từ chối công bố di chúc thì những người thừa kế còn lại thỏa thuận cử người công bố di chúc.
3. Sau thời điểm mở thừa kế, người công bố di chúc phải sao gửi di chúc tới tất cả những người có liên quan đến nội dung di chúc.
4. Người nhận được bản sao di chúc có quyền yêu cầu đối chiếu với bản gốc của di chúc.
5. Trường hợp di chúc được lập bằng tiếng nước ngoài thì bản di chúc đó phải được dịch ra tiếng Việt và phải có công chứng hoặc chứng thực.

Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng và những người thừa kế không thống nhất về cách hiểu thì giải quyết như thế nào?

Căn cứ theo Điều 648 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về giải thích nội dung di chúc như sau:

Giải thích nội dung di chúc
Trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau thì những người thừa kế theo di chúc phải cùng nhau giải thích nội dung di chúc dựa trên ý nguyện đích thực trước đây của người chết, có xem xét đến mối quan hệ của người chết với người thừa kế theo di chúc. Khi những người này không nhất trí về cách hiểu nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.
Trường hợp có một phần nội dung di chúc không giải thích được nhưng không ảnh hưởng đến các phần còn lại của di chúc thì chỉ phần không giải thích được không có hiệu lực.

Như vậy trường hợp nội dung di chúc không rõ ràng dẫn đến nhiều cách hiểu khác nhau và những người thừa kế không thống nhất về cách hiểu thì nội dung di chúc thì có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,161 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào