Cố ý gây thương tích cho người khác chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu?

Cố ý gây thương tích cho người khác chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu? Cố ý gây thương tích cho người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào? Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là bao lâu?

Cố ý gây thương tích cho người khác chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu?

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:

Vi phạm quy định về trật tự công cộng
...
5. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Gây rối trật tự công cộng mà có mang theo các loại vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ hoặc công cụ, đồ vật, phương tiện khác có khả năng sát thương;
c) Quay phim, chụp ảnh, vẽ sơ đồ địa điểm cấm, khu vực cấm liên quan đến quốc phòng, an ninh;
...
13. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định tại các điểm a, d, đ và g khoản 2; điểm đ khoản 3; các điểm b, e và i khoản 4; các điểm a, b và c khoản 5; các khoản 6 và 10 Điều này;
...
14. Biện pháp khắc phục hậu quả:
...
đ) Buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 1, điểm c khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm a khoản 5 Điều này.

Như vậy, người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì có thể bị xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng.

Đồng thời, bị tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm và buộc phải chi trả toàn bộ chi phí khám chữa bệnh đối với hành vi vi phạm.

Lưu ý: Mức phạt tiền nêu trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. (Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Cố ý gây thương tích cho người khác chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu?

Cố ý gây thương tích cho người khác chưa tới mức truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị phạt bao nhiêu? (Hình từ Internet)

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là bao lâu?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính
1. Thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình là 01 năm.
2. Thời điểm để tính thời hiệu phạt vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với hành vi vi phạm hành chính đã kết thúc thì thời hiệu được tính từ thời điểm chấm dứt hành vi vi phạm;
b) Đối với hành vi vi phạm hành chính đang thực hiện thì thời hiệu được tính từ thời điểm người có thẩm quyền thi hành công vụ phát hiện hành vi vi phạm;
c) Trường hợp xử phạt vi phạm hành chính đối với tổ chức, cá nhân do người có thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính chuyển đến thì thời hiệu xử phạt được áp dụng theo quy định tại khoản 1 Điều này và các điểm a và b khoản này tính đến thời điểm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Như vậy, thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cố ý gây thương tích cho người khác là 01 năm.

Cố ý gây thương tích cho người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 22 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) thì người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu:

- Gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể cho người khác từ 11% đến 30%

- Gây ra tỷ lệ tổn thương cơ thể cho người khác dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

+ Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

+ Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

+ Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

+ Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

+ Có tính chất côn đồ;

+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

929 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào