Có thể sử dụng ứng dụng VNeID để cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất cho người dân được không?
- Có thể sử dụng ứng dụng VNeID để cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất cho người dân được không?
- Người dân có thể xem những thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia trên ứng dụng VNeID được không?
- Cơ quan nào sẽ phải có trách nhiệm trong việc quy định về thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID?
Có thể sử dụng ứng dụng VNeID để cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất cho người dân được không?
Có thể sử dụng ứng dụng VNeID để cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất cho người dân được không, căn cứ theo khoản 18 Điều 3 Luật Căn cước 2023 quy định:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
18. Ứng dụng định danh quốc gia là ứng dụng trên thiết bị số để phục vụ hoạt động định danh điện tử và xác thực điện tử trong giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công và các giao dịch khác trên môi trường điện tử, phát triển các tiện ích để phục vụ cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Căn cứ theo khoản 4 Điều 25 Luật Căn cước 2023 quy định:
Trình tự, thủ tục cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Trình tự, thủ tục cấp lại thẻ căn cước đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 24 của Luật này và cấp đổi thẻ căn cước thực hiện theo quy định tại Điều 23 của Luật này.
...
4. Việc cấp lại thẻ căn cước đối với trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 24 của Luật này được thực hiện trực tuyến trên cổng dịch vụ công, ứng dụng định danh quốc gia hoặc trực tiếp tại nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước. Cơ quan quản lý căn cước sử dụng thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt đã được thu nhận lần gần nhất và các thông tin hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để cấp lại thẻ căn cước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Dẫn chiếu đến điểm a khoản 2 Điều 24 của Luật Căn cước 2023 quy định:
Các trường hợp cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
...
2. Các trường hợp cấp lại thẻ căn cước bao gồm:
a) Bị mất thẻ căn cước hoặc thẻ căn cước bị hư hỏng không sử dụng được, trừ trường hợp quy định tại Điều 21 của Luật này;
b) Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của pháp luật về quốc tịch Việt Nam.
Như vậy, theo các quy định nêu trên thì trừ trường hợp quy định tại Điều 21 Luật Căn cước 2023, người bị mất thẻ căn cước sẽ được thực hiện trực tuyến trên trên cổng dịch vụ công, ứng dụng VNeID (ứng dụng định danh quốc gia) hoặc trực tiếp tại nơi làm thủ tục cấp thẻ căn cước.
Theo đó, Cơ quan quản lý căn cước sử dụng thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt đã được thu nhận lần gần nhất và các thông tin hiện có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước để cấp lại thẻ căn cước.
Có thể sử dụng ứng dụng VNeID để cấp lại thẻ căn cước công dân bị mất cho người dân được không? (Hình từ Internet)
Người dân có thể xem những thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia trên ứng dụng VNeID được không?
Người dân có thể xem những thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia trên ứng dụng VNeID được không, căn cứ theo điểm d khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước 2023 quy định:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
5. Phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
a) Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
c) Văn bản cung cấp thông tin;
d) Ứng dụng định danh quốc gia;
đ) Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
e) Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó.
7. Cá nhân được khai thác thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
...
Theo đó, người dân có thể xem những thông tin của mình trong Cơ sở dữ liệu quốc gia trên ứng dụng định danh quốc gia VNeID.
Cơ quan nào sẽ phải có trách nhiệm trong việc quy định về thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID?
Theo quy định tại khoản 5 Điều 41 Luật Căn cước 2023 có quy định như sau:
Trách nhiệm của Bộ Công an
1. Ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử.
2. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử.
3. Kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử của cơ quan, tổ chức, cá nhân trái với quy định của Luật này.
4. Xây dựng, trình Chính phủ quy định về việc xác lập, hủy, xác lập lại số định danh cá nhân; cấp, quản lý tài khoản định danh điện tử, xác thực điện tử; sao lưu, phục hồi dữ liệu quốc gia về dân cư và căn cước.
5. Ban hành biểu mẫu dùng trong quản lý căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, định danh và xác thực điện tử; quy định về quản lý tàng thư căn cước; quy định về thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia.
...
Như vậy, theo quy định nêu trên thì Bộ công an sẽ phải có trách nhiệm quy định về thỏa thuận sử dụng ứng dụng định danh quốc gia VNeID.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.