Cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?

Tôi có câu hỏi là cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm. Câu hỏi của anh T.L đến từ Bắc Giang.

Sản xuất gốm sứ có được xem là ngành nghề nông thôn không?

Sản xuất gốm sứ có được xem là ngành nghề nông thôn không, thì theo quy định tại khoản 6 Điều 4 Nghị định 52/2018/NĐ-CP như sau:

Các hoạt động ngành nghề nông thôn
Các hoạt động ngành nghề nông thôn quy định trong Nghị định này bao gồm:
1. Chế biến, bảo quản nông, lâm, thủy sản.
2. Sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.
3. Xử lý, chế biến nguyên vật liệu phục vụ sản xuất ngành nghề nông thôn.
4. Sản xuất đồ gỗ, mây tre đan, gốm sứ, thủy tinh, dệt may, sợi, thêu ren, đan lát, cơ khí nhỏ.
5. Sản xuất và kinh doanh sinh vật cảnh.
6. Sản xuất muối.
7. Các dịch vụ phục vụ sản xuất, đời sống dân cư nông thôn.

Như vậy, theo quy định trên thì sản xuất gốm sứ là một trong các hoạt động ngành nghề nông thôn.

gốm sứ

Cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ như thế nào?

Cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ theo quy định tại khỏan 3 Điều 9 Nghị định 52/2018/NĐ-CP như sau:

Xúc tiến thương mại
1. Nhà nước khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ cho các cơ sở ngành nghề nông thôn hoạt động xúc tiến thương mại theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia.
2. Nhà nước tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại liên quan hỗ trợ cơ sở ngành nghề nông thôn:
a) Xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu;
b) Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam.
3. Cơ sở ngành nghề nông thôn tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại quy định tại khoản 2 Điều này được ngân sách nhà nước hỗ trợ:
a) Chi hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.
b) Chi 100% chi phí: Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
4. Nguồn kinh phí và cơ chế hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước theo quy định hiện hành của Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; các chương trình, kế hoạch xúc tiến thương mại, các chương trình, kế hoạch khuyến công, khuyến nông hàng năm của các bộ, ngành, địa phương.

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở sản xuất gốm sứ tham gia các hoạt động hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam được ngân sách nhà nước hỗ trợ như sau:

- Chi hỗ trợ thuê tư vấn, hỗ trợ trực tiếp cho các cơ sở ngành nghề nông thôn các nội dung quy định tại điểm a khoản 2 Điều này. Mức hỗ trợ tối đa 50% chi phí, nhưng không quá 50 triệu đồng/cơ sở.

- Chi 100% chi phí: Thuê mặt bằng trình diễn sản phẩm; tổ chức hội thi; ăn nghỉ, đi lại đối với nội dung quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.

Các dự án đầu tư cơ sở dạy sản xuất gốm sứ có được hưởng chính sách chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn không?

Các dự án đầu tư cơ sở dạy sản xuất gốm sứ có được hưởng chính sách chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn không, thì theo quy định tại khoản 4 Điều 11 Nghị định 52/2018/NĐ-CP như sau:

Đào tạo nhân lực
1. Người làm nghề truyền thống; người làm nghề tại làng nghề, làng nghề truyền thống và người làm việc tại các cơ sở ngành nghề nông thôn, được hỗ trợ đào tạo nghề nghiệp theo quy định hiện hành.
2. Các nghệ nhân trong lĩnh vực ngành nghề nông thôn được Nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức đào tạo nghiệp vụ sư phạm nghề nghiệp, kỹ năng dạy học; được thù lao theo quy định khi tham gia đào tạo nghề nghiệp cho lao động nông thôn. Khi nghệ nhân trực tiếp truyền nghề được thu tiền học phí của người học trên nguyên tắc thỏa thuận.
3. Ngân sách địa phương hỗ trợ một phần chi phí lớp học cho các cơ sở ngành nghề nông thôn trực tiếp mở lớp truyền nghề. Đối với đào tạo theo hình thức kèm cặp nghề, truyền nghề của nghệ nhân, thợ thủ công được quyết toán theo số lượng thực tế. Nội dung, mức chi hỗ trợ cụ thể do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định.
4. Các dự án đầu tư cơ sở dạy nghề nông thôn được hưởng các chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.
5. Nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách đảm bảo từ nguồn chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo, dạy nghề; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các chương trình, dự án có liên quan và các nguồn hợp pháp khác. Nội dung chi và mức chi theo quy định về chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Như vậy, theo quy định trên thì các dự án đầu tư cơ sở dạy sản xuất gốm sứ được hưởng chính sách chính sách về đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

899 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào