Cơ sở đào tạo muốn tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về kinh nghiệm?
- Cơ sở đào tạo muốn tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về kinh nghiệm?
- Cơ sở đào tạo có buộc phải công khai chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp hay không?
- Cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thì có phải biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp không?
Cơ sở đào tạo muốn tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về kinh nghiệm?
Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 32/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Kinh nghiệm và năng lực của cơ sở đào tạo, nghiên cứu
1. Có ít nhất 3 năm kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
2. Có tài liệu bồi dưỡng được biên soạn hoặc lựa chọn và ban hành trên cơ sở chương trình bồi dưỡng do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
3. Có cơ sở vật chất, thiết bị theo quy định của chương trình bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
Như vậy, cơ sở đào tạo muốn tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp thì cần có ít nhất 3 năm kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp.
Cơ sở đào tạo muốn tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cần đáp ứng tiêu chuẩn gì về kinh nghiệm? (Hình từ Internet)
Cơ sở đào tạo có buộc phải công khai chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp hay không?
Căn cứ khoản 2 Điều 4 Thông tư 32/2019/TT-BLĐTBXH quy định về việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng như sau:
Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng
1. Việc in, cấp và quản lý chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp được thực hiện theo quy định tại Điều 4 Thông tư số 01/2018/TT-BNV ngày 08 tháng 01 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ hướng dẫn một số điều của Nghị định số 101/2017/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2017 của Chính phủ về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
2. Cơ sở đào tạo, nghiên cứu thực hiện công bố công khai, cập nhật dữ liệu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, nghiên cứu và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp. Nội dung thông tin công khai gồm các nội dung ghi trên chứng chỉ và phải đảm bảo chính xác với sổ cấp chứng chỉ; phải được cập nhật và lưu trữ thường xuyên trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, nghiên cứu, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm dễ quản lý, truy cập và tìm kiếm.
Như vậy, theo quy định thì cơ sở đào tạo phải thực hiện công bố công khai, cập nhật dữ liệu về chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo và Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Nội dung thông tin công khai gồm các nội dung ghi trên chứng chỉ và phải đảm bảo chính xác với sổ cấp chứng chỉ.
Cơ sở đào tạo phải được cập nhật và lưu trữ thường xuyên trên trang thông tin điện tử của cơ sở đào tạo, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp; bảo đảm dễ quản lý, truy cập và tìm kiếm.
Cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ bồi dưỡng thì có phải biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp không?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2019/TT-BLĐTBXH quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ sở đào tạo, nghiên cứu được giao nhiệm vụ bồi dưỡng
1. Biên soạn hoặc lựa chọn và ban hành tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp căn cứ chương trình bồi dưỡng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đảm bảo phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng; cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
2. Xây dựng kế hoạch và tổ chức bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho từng đối tượng đảm bảo đúng quy định hiện hành.
3. Quyết định danh sách học viên nhập học; quản lý quá trình học tập, đánh giá kết quả học tập và công nhận kết quả học tập của học viên.
4. Thu, quản lý và sử dụng kinh phí bồi dưỡng, cấp và quản lý việc cấp chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho từng đối tượng theo đúng quy định hiện hành.
5. Thực hiện việc quản lý, đánh giá kết quả bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp theo quy định tại Thông tư số 10/2017/TT-BNV ngày 29/12/2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định về đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức.
6. Hằng năm, tổng hợp và gửi báo cáo kết quả bồi dưỡng, cấp chứng chỉ bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp cho cơ quan quản lý trực tiếp.
Theo quy định này, cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ bồi dưỡng có trách nhiệm biên soạn hoặc lựa chọn và ban hành tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp căn cứ chương trình bồi dưỡng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành đảm bảo phù hợp với từng đối tượng bồi dưỡng; cung cấp tài liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập.
Như vậy, cơ sở đào tạo được giao nhiệm vụ bồi dưỡng không bắt buộc phải biên soạn tài liệu bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.