Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 là cơ quan nào? Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc như thế nào?
Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 2 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng Chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-BCĐ năm 2021 quy định nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo như sau:
Nguyên tắc làm việc của Ban Chỉ đạo
1. Ban Chỉ đạo hoạt động thường xuyên, thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của các Thành viên, các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân của từng Thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Ban Chỉ đạo họp, thảo luận dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo để quyết định và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, định hướng, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; mọi công việc được thảo luận dân chủ, thống nhất và trên cơ sở tăng cường phối hợp giữa các Thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm thực hiện nghiêm Quy chế này và các nhiệm vụ được phân công; tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo; kịp thời báo cáo và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện nhiệm vụ được phân công; bảo đảm duy trì kết nối thông tin liên lạc thường xuyên 24/24.
4. Các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo, các Thành viên Tiểu ban hoạt động theo Quy chế này và Quy chế làm việc của Tiểu ban, bảo đảm thực hiện kịp thời, hiệu quả nhiệm vụ được phân công.
5. Phạm vi giải quyết công việc của các Thành viên Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo, các Thành viên Tiểu ban phải theo đúng quy định của pháp luật, thẩm quyền, nhiệm vụ được phân công và quy định tại Quy chế này.
Như vậy, Ban Chỉ đạo hoạt động thường xuyên, thống nhất chỉ đạo, điều hành hoạt động của các Thành viên, các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo và cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo trên cơ sở phân công nhiệm vụ cụ thể và đề cao trách nhiệm cá nhân của từng Thành viên Ban Chỉ đạo.
Ban Chỉ đạo họp, thảo luận dưới sự chủ trì của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo theo phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo để quyết định và tổ chức triển khai thực hiện chủ trương, định hướng, kế hoạch, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; mọi công việc được thảo luận dân chủ, thống nhất và trên cơ sở tăng cường phối hợp giữa các Thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 (Hình từ Internet)
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 là cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 7 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng Chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-BCĐ năm 2021 quy định như sau:
Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
1. Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có trách nhiệm:
a) Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, điều hành, điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo;
b) Tổng hợp tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, hằng ngày báo cáo Ban Chỉ đạo;
c) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; dự thảo văn bản của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, thông báo kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo;
d) Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
2. Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo được yêu cầu các Tiểu ban, các bộ, cơ quan, địa phương, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, báo cáo và hỗ trợ các nguồn lực cần thiết đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao.
Theo đó, Bộ Y tế là cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo, có các trách nhiệm sau:
- Tham mưu, giúp Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc chỉ đạo, điều hành, điều phối hoạt động chung của Ban Chỉ đạo, các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo;
- Tổng hợp tình hình thực hiện công tác phòng, chống dịch COVID-19, hằng ngày báo cáo Ban Chỉ đạo;
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chuẩn bị nội dung, tài liệu phục vụ các cuộc họp của Ban Chỉ đạo và theo chỉ đạo của Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; dự thảo văn bản của Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo, thông báo kết luận các cuộc họp của Ban Chỉ đạo, báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo;
- Kiểm tra, theo dõi, đôn đốc việc tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo.
Chế độ họp và báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 như thế nào?
Căn cứ theo Điều 8 Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, Chống dịch COVID-19 ban hành kèm theo Quyết định 84/QĐ-BCĐ năm 2021 quy định như sau:
Chế độ họp và báo cáo
1. Chế độ họp:
a) Họp toàn thể Ban Chỉ đạo;
b) Họp Ban Chỉ đạo với các bộ, ngành, địa phương;
c) Họp Trưởng Ban Chỉ đạo, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo (sau đây gọi tắt là Thường trực Ban Chỉ đạo) với Trưởng Tiểu ban.
Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định thời gian, thành phần và nội dung họp.
2. Các Tiểu ban thuộc Ban Chỉ đạo thực hiện chế độ báo cáo theo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo và gửi Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để tổng hợp, báo cáo Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo.
3. Văn phòng Chính phủ phối hợp với Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo trong việc đôn đốc tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo và kịp thời báo cáo, đề xuất Trưởng Ban Chỉ đạo đối với những vấn đề phát sinh.
Chế độ họp và báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 được quy định cụ thể trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.