Cơ quan nào xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó lũ lụt? Nội dung xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự là gì?

Cơ quan nào xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó lũ lụt? Nội dung xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự là gì theo quy định pháp luật? Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự là gì theo quy định của pháp luật?

Cơ quan nào xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó lũ lụt?

Theo Điều 45 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:

Trách nhiệm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Ban hành, trình cấp có thẩm quyền ban hành và tổ chức thực hiện văn bản quy phạm pháp luật về phòng thủ dân sự thuộc lĩnh vực quản lý.
2. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương thực hiện các biện pháp giảm nhẹ hậu quả sự cố, thảm họa do thiên tai theo quy định của pháp luật về phòng, chống thiên tai.
3. Chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố vỡ đê, hồ, đập; sự cố cháy rừng; bão, áp thấp, lũ, lụt; lũ quét, lũ ống, sạt, lở đất đá và các loại thiên tai khác.
4. Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, huấn luyện, bồi dưỡng kiến thức phòng thủ dân sự cho lực lượng phòng thủ dân sự trong lĩnh vực được phân công.

Như vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương liên quan xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó sự cố lũ, lụt; lũ quét, lũ ống.

Cơ quan nào xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó lũ lụt? Nội dung xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự là gì?

Cơ quan nào xây dựng kế hoạch cấp quốc gia ứng phó lũ lụt? Nội dung xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự là gì? (hình từ internet)

Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự có nội dung gì?

Theo Điều 12 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định như sau:

Xây dựng kế hoạch phòng thủ dân sự
1. Kế hoạch phòng thủ dân sự các cấp được xây dựng theo chu kỳ 05 năm và được điều chỉnh khi cần thiết.
2. Nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;
b) Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;
c) Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;
d) Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;
đ) Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;
e) Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...

Như vậy, nội dung kế hoạch phòng thủ dân sự bao gồm:

- Đánh giá đặc điểm dân sinh, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, môi trường, tình hình phát triển của các ngành kinh tế và cơ sở hạ tầng;

- Dự báo các tình huống sự cố, thảm họa có thể xảy ra;

- Xác định các biện pháp có thể được áp dụng tương ứng với từng cấp độ phòng thủ dân sự;

- Xác định nội dung phòng thủ dân sự cần lồng ghép vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương;

- Xác định nguồn lực, tiến độ hằng năm và 05 năm để thực hiện kế hoạch phòng thủ dân sự;

- Xác định trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự là gì?

Theo Điều 3 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định nguyên tắc hoạt động phòng thủ dân sự như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhất của Nhà nước; phát huy vai trò, sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và Nhân dân.

- Được tổ chức thống nhất từ trung ương đến địa phương; có sự phân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lực lượng trong hoạt động phòng thủ dân sự.

- Phòng thủ dân sự phải chuẩn bị từ sớm, từ xa, phòng là chính; thực hiện phương châm bốn tại chỗ kết hợp với chi viện, hỗ trợ của trung ương, địa phương khác và cộng đồng quốc tế; chủ động đánh giá nguy cơ xảy ra sự cơ, thảm họa, xác định cấp độ phòng thủ dân sự và áp dụng các biện pháp phòng thủ dân sự phù hợp để ứng phó, khắc phục kịp thời hậu quả chiến tranh, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân, hạn chế thấp nhất thiệt hại về người và tài sản, ổn định đời sống Nhân dân.

- Kết hợp phòng thủ dân sự với bảo đảm quốc phòng, an ninh, phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản của Nhân dân, bảo vệ môi trường, hộ sinh thái và thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Việc áp dụng các biện pháp, huy động nguồn lực trong phòng thủ dân sự phải kịp thời, hợp lý, khả thi, hiệu quả, tránh lãng phí và phù hợp với đối tượng, cấp độ phòng thủ dân sự theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Hoạt động phòng thủ dân sự phải bảo đảm tính nhân đạo, công bằng, minh bạch, bình đẳng giới và ưu tiên đối tượng dễ bị tổn thương.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
0 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào