Cơ quan nào có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 2 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 thì sao tài liệu bí mật nhà nước được hiểu là việc chép lại hoặc tạo ra bản khác theo đúng nội dung bản gốc hoặc bản chính của tài liệu.
Chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là việc ghi lại bằng hình ảnh tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Cơ quan nào có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 về thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam như sau:
- Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tỉnh có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Tối mật, Mật.
- Trưởng phòng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam, Trưởng phòng tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam các tỉnh, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam huyện có thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước độ Mật.
- Tổng Giám đốc, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bảo hiểm xã hội Việt Nam Việt Nam, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam tỉnh có thể ủy quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước.
Việc ủy quyền được thực hiện thường xuyên hoặc theo từng trường hợp cụ thể và phải được thể hiện bằng văn bản, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn ủy quyền.
Lưu ý: Việc cho phép sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải được thể hiện bằng văn bản hoặc trong phiếu trình xử lý công việc. Người được ủy quyền không được ủy quyền lại cho người khác.
Cơ quan nào có thẩm quyền sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam? (Hình từ Internet)
Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định ra sao?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 6 Quy chế bảo vệ bí mật Nhà nước ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 1769/QĐ-BHXH năm 2023 thì việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước trong ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam được quy định như sau:
- Người được giao thực hiện việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước là văn thư cơ quan, đơn vị hoặc người làm công tác liên quan đến bảo vệ bí mật nhà nước.
- Việc sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải tiến hành tại địa điểm bảo đảm an toàn do thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý bí mật nhà nước quy định. Việc sao, chụp phải được ghi vào “Sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước” theo Mẫu số 12 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA.
- Bản chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước phải có “Văn bản ghi nhận việc chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước” theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA, trong đó phải thể hiện tên, loại tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước được chụp; số lượng, nơi nhận bản chụp; độ mật, thời gian chụp; người thực hiện chụp; chức vụ, họ tên, chữ ký của người có thẩm quyền cho phép chụp.
- Phương tiện, thiết bị sử dụng để sao, chụp tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước không được kết nối với mạng Internet, mạng máy tính, mạng viễn thông, trừ trường hợp thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
- Việc sao, chụp điện mật được thực hiện theo quy định pháp luật về cơ yếu.
- Mẫu dấu sao, chụp bí mật nhà nước; mẫu văn bản ghi nhận việc chụp bí mật nhà nước; mẫu sổ quản lý sao, chụp bí mật nhà nước thực hiện theo quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BCA.
- Tin, tài liệu, vật mang bí mật nhà nước được sao, chụp phải được bảo mật như tài liệu gốc.
- Bản sao tài liệu bí mật nhà nước thực hiện theo Mẫu số 09 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA ; phải được đóng dấu “BẢN SAO SỐ” ở góc trên bên phải tại trang đầu văn bản, trong đó phải thể hiện rõ số thứ tự bản sao. Dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” được đóng ở phía dưới cùng tại trang cuối, trong đó phải thể hiện hình thức sao “Sao y bản chính” hoặc “Sao lục”, thời gian, số lượng, nơi nhận, thẩm quyền sao, chữ ký của người có thẩm quyền và con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
Trường hợp sao nhiều bản có thể thực hiện nhân bản từ văn bản bí mật nhà nước đã có chữ ký của người có thẩm quyền của cơ quan, tổ chức ban hành tài liệu gửi đến, đóng dấu “BẢN SAO SỐ”, “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC” ghi hình thức sao, thời gian sao, số lượng, nơi nhận và trình người có thẩm quyền ký sao.
Sau đó photocopy đủ số lượng đã được lãnh đạo duyệt ký sao, đóng dấu của cơ quan, đơn vị trên các bản sao, không phải đóng thêm dấu chỉ độ mật trên các bản sao. Đối với đơn vị không có con dấu riêng thì người có thẩm quyền ký trực tiếp tại dấu “BẢN SAO BÍ MẬT NHÀ NƯỚC”.
- Đối với dự thảo văn bản chứa nội dung bí mật nhà nước chưa có chữ ký của người có thẩm quyền thì không phải thực hiện quy trình sao theo quy định tại Điều 3 Nghị định 26/2020/NĐ-CP.
- Bản Trích sao tài liệu bí mật nhà nước thực hiện theo mẫu “Văn bản trích sao” theo Mẫu số 10 ban hành kèm theo Thông tư 24/2020/TT-BCA. Trong đó thể hiện đầy đủ tên cơ quan, đơn vị sao văn bản; số, ký hiệu của văn bản được trích sao; địa danh, thời gian trích sao; nội dung trích sao; nơi nhận, tên người sao, số lượng bản sao; chức vụ, chữ ký, tên của người có thẩm quyền sao; con dấu của cơ quan, đơn vị (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.