Cổ phần phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi không?
- Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần có được tăng từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông?
- Cổ phần phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi không?
- Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần không được được rút vốn cổ phần đã góp trong trường hợp nào?
Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần có được tăng từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông?
Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Thông tư 34/2024/TT-NHNN về vốn điều lệ của ngân hàng thương mại như sau:
Vốn điều lệ, vốn được cấp
1. Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại:
a) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại là tổng số tiền do chủ sở hữu, thành viên góp vốn của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn đã góp; là tổng mệnh giá cổ phần của tổ chức tín dụng là công ty cổ phần đã bán cho cổ đông;
b) Vốn điều lệ của ngân hàng thương mại có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ đầu tư phát triển, thặng dư vốn cổ phần, lợi nhuận lũy kế chưa phân phối và các quỹ khác theo quy định của pháp luật;
(ii) Chào bán cổ phiếu ra công chúng, chào bán cổ phiếu riêng lẻ;
(iii) Chuyển đổi từ trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông;
(iv) Vốn do chủ sở hữu, thành viên góp vốn cấp thêm, vốn góp thêm của thành viên góp vốn mới;
(v) Các nguồn khác theo quy định của pháp luật.
2. Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài:
a) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài là số tiền do ngân hàng nước ngoài đã cấp cho chi nhánh ngân hàng nước ngoài và được ghi trong Giấy phép;
b) Vốn được cấp của chi nhánh ngân hàng nước ngoài có thể được tăng từ các nguồn sau:
(i) Lợi nhuận lũy kế chưa phân phối;
(ii) Vốn do ngân hàng mẹ cấp thêm;
(iii) Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật.
...
Theo đó, việc tăng vốn điều lệ của ngân hàng thương mại được thực hiện qua nhiều hình thức khác nhau, bao gồm cả việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Như vậy, vốn điều lệ của ngân hàng thương mại cổ phần có thể được tăng từ việc chuyển đổi trái phiếu chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông.
Cổ phần phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi không? (Hình từ Internet)
Cổ phần phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần có thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi không?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 60 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 có quy định như sau:
Các loại cổ phần, cổ đông
...
4. Chỉ có tổ chức được Chính phủ ủy quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Quyền ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong 03 năm kể từ ngày tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông. Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi biểu quyết có các quyền và nghĩa vụ như cổ đông phổ thông, trừ quyền chuyển nhượng cổ phần đó cho người khác.
5. Cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi. Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
6. Tổ chức tín dụng là công ty cổ phần phải có tối thiểu 100 cổ đông và không hạn chế số lượng tối đa, trừ tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt và ngân hàng thương mại được chuyển giao bắt buộc đang thực hiện phương án chuyển giao bắt buộc quy định tại Mục 4 Chương X của Luật này.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cổ phần phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi.
Tuy nhiên cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
Cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần không được được rút vốn cổ phần đã góp trong trường hợp nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Các tổ chức tín dụng 2024 về nghĩa vụ của cổ đông phổ thông như sau:
Nghĩa vụ của cổ đông phổ thông
1. Cổ đông của tổ chức tín dụng phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
a) Thanh toán đủ số tiền tương ứng với số cổ phần đã cam kết mua trong thời hạn do tổ chức tín dụng quy định; chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của tổ chức tín dụng trong phạm vi vốn cổ phần đã góp vào tổ chức tín dụng;
b) Không được rút vốn cổ phần đã góp ra khỏi tổ chức tín dụng dưới mọi hình thức dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của tổ chức tín dụng, trừ trường hợp quy định tại Điều 65 của Luật này;
c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của nguồn vốn góp, mua, nhận chuyển nhượng cổ phần tại tổ chức tín dụng; không sử dụng nguồn vốn do tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cấp tín dụng, nguồn vốn do phát hành trái phiếu doanh nghiệp để mua, nhận chuyển nhượng cổ phần của tổ chức tín dụng; không được góp vốn, mua cổ phần của tổ chức tín dụng dưới tên của cá nhân, pháp nhân khác dưới mọi hình thức, trừ trường hợp ủy thác theo quy định của pháp luật;
d) Tuân thủ Điều lệ và các quy định nội bộ của tổ chức tín dụng;
đ) Chấp hành nghị quyết, quyết định của Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị;
...
Theo đó, cổ đông phổ thông của ngân hàng thương mại cổ phần không được được rút vốn cổ phần đã góp nếu việc đó dẫn đến việc giảm vốn điều lệ của ngân hàng thương mại, trừ trường hợp ngân hàng thực hiện mua lại cổ phần của cổ đông theo quy định tại Điều 65 Luật Các tổ chức tín dụng 2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.