Có được xem là phạm tội bạo loạn đối với hành vi dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân hay không?

Cho tôi hỏi có được xem là phạm tội bạo loạn đối với hành vi dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân hay không? Người phạm tội bạo loạn dùng phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội thì có bị tăng nặng trách nhiệm hình sự không? Câu hỏi của anh Tuấn từ Bình Dương.

Có được xem là phạm tội bạo loạn đối với hành vi dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân hay không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi khoản 20 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về tội bạo loạn như sau:

Tội bạo loạn
Người nào hoạt động vũ trang hoặc dùng bạo lực có tổ chức hoặc cướp phá tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm chống chính quyền nhân dân, thì bị phạt như sau:
1. Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;
2. Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;
3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, theo quy định trên, hành vi dùng bạo lực có tổ chức nhằm chống chính quyền nhân dân thì được xem là phạm tội bạo loạn.

Người phạm tội bạo loạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự như sau:

(1) Người tổ chức, người hoạt động đắc lực hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình;

(2) Người đồng phạm khác, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 15 năm;

(3) Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Có được xem là phạm tội bạo loạn đối với hành vi dùng bạo lực nhằm chống phá chính quyền nhân dân hay không?

Có được xem là phạm tội bạo loạn đối với hành vi dùng bạo lực nhằm chống chính quyền nhân dân hay không? (Hình từ Internet)

Người phạm tội bạo loạn dùng phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội thì có được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ khoản 1 Điều 52 Bộ luật hình sự 2015 (được sửa đổi bởi điểm b khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định về các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự như sau:

Các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự
1. Chỉ các tình tiết sau đây mới là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự:
a) Phạm tội có tổ chức;
b) Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
d) Phạm tội có tính chất côn đồ;
đ) Phạm tội vì động cơ đê hèn;
e) Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
g) Phạm tội 02 lần trở lên;
h) Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
i) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai hoặc người đủ 70 tuổi trở lên;
k) Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
l) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
m) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hoặc tàn ác để phạm tội;
n) Dùng thủ đoạn hoặc phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
o) Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
p) Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
2. Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.

Như vậy, theo quy định, người phạm tội bạo loạn dùng phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội thì được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.

Người có hành vi che giấu người phạm tội bạo loạn thì có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?

Căn cứ khoản 1 Điều 18 Bộ luật hình sự 2015 quy định về che giấu tội phạm như sau:

Che giấu tội phạm
1. Người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội, thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật này quy định.
2. Người che giấu tội phạm là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp che giấu các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng khác quy định tại Điều 389 của Bộ luật này.

Theo quy định trên thì người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định.

Như vậy, người nào không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện mà có hành vi che dấu người phạm tội bạo loạn thì phải chịu trách nhiệm hình sự về tội che giấu tội phạm trong những trường hợp mà Bộ luật Hình sự 2015 quy định.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

1,002 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào