Có được sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổn thất trong hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế hay không?
- Có được sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổn thất trong hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế hay không?
- Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế bao gồm những nội dung nào?
- Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi có các khoản tổn thất phát sinh có trách nhiệm gì trong quá trình xử lý tổn thất?
Có được sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổn thất trong hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế hay không?
Căn cứ Điều 9 Thông tư 39/2013/TT-NHNN (được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-NHNN) quy định các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý như sau:
Các khoản tổn thất được sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý
Sau khi đã sử dụng các biện pháp thu hồi nhưng không thu được, Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý đối với phần còn lại của các khoản tổn thất sau khi đã được bù đắp từ tiền bồi thường của các tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất, tổ chức bảo hiểm và xử lý tài sản bảo đảm (nếu có) phát sinh từ các khoản mục sau:
1. Tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài
Tổn thất về tiền, vàng gửi tại ngân hàng nước ngoài, cho vay và thanh toán với ngân hàng nước ngoài do nguyên nhân bất khả kháng như quốc gia nơi Ngân hàng Nhà nước đầu tư hoặc lưu ký tài sản bị chiến tranh, khủng bố, phá sản, thiên tai và ngân hàng nước ngoài đó không còn khả năng thanh toán.
2. Hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế
Chứng khoán đầu tư trên thị trường tài chính quốc tế bị tổn thất do những nguyên nhân khách quan như chiến tranh, khủng bố, thiên tai dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không thể thu đủ giá trị ghi sổ của chứng khoán đó thì Ngân hàng Nhà nước sử dụng khoản dự phòng rủi ro để xử lý tổn thất.
3. Hoạt động cho vay
a) Các khoản nợ (gốc và lãi) được xóa theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ, nhưng không được Chính phủ cấp nguồn để bù đắp cho Ngân hàng Nhà nước;
...
Như vậy, hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế được sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước để xử lý nếu bị tổn thất do nguyên nhân khách quan như chiến tranh, khủng bố, thiên tai dẫn đến Ngân hàng Nhà nước không thể thu đủ giá trị ghi sổ của chứng khoán đó.
Có được sử dụng khoản dự phòng rủi ro của Ngân hàng Nhà nước để xử lý tổn thất trong hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế hay không? (Hình từ Internet)
Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế bao gồm những nội dung nào?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 39/2013/TT-NHNN (được sửa đổi, bổ sung bởi điểm a, b khoản 4 Điều 1 Thông tư 06/2021/TT-NHNN) quy định về hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất như sau:
Hồ sơ pháp lý làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất
Hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước bao gồm:
1. Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các tài sản bị tổn thất cần xử lý.
2. 2. Báo cáo và kiến nghị của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi được giao quản lý, theo dõi hoặc xảy ra tổn thất.
3. Tờ trình và Biên bản của Hội đồng xử lý tổn thất.
4. Ngoài các hồ sơ tài liệu quy định tại khoản 1, 2, 3 Điều này, đối với từng khoản tổn thất phải bổ sung các hồ sơ sau:
...
c) Đối với các khoản tổn thất phát sinh từ hoạt động đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế: Tài liệu chứng minh việc giảm giá của chứng khoán đã đầu tư và các bằng chứng chứng minh việc tổn thất do các nguyên nhân khách quan như đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, phá sản, giải thể...;
...
5. Hồ sơ pháp lý có thể bao gồm các bằng chứng bằng văn bản khác, nếu bằng chứng đó có thể chứng minh được hoặc làm rõ hơn về mức độ tổn thất của tài sản.
6. Hồ sơ, tài liệu chứng minh Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được.
Như vậy, hồ sơ pháp lý để làm căn cứ xử lý các khoản tổn thất trong đầu tư chứng khoán trên thị trường tài chính quốc tế bao gồm:
(1) Hồ sơ, tài liệu có liên quan đến các tài sản bị tổn thất cần xử lý.
(2) Báo cáo và kiến nghị của đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi được giao quản lý, theo dõi hoặc xảy ra tổn thất.
(3) Tờ trình và Biên bản của Hội đồng xử lý tổn thất.
(4) Tài liệu chứng minh việc giảm giá của chứng khoán đã đầu tư và các bằng chứng chứng minh việc tổn thất do các nguyên nhân khách quan như đối tác phát hành chứng khoán bị thiên tai, hỏa hoạn, bão lụt, phá sản, giải thể.
(5) Hồ sơ pháp lý có thể bao gồm các bằng chứng bằng văn bản khác, nếu bằng chứng đó có thể chứng minh được hoặc làm rõ hơn về mức độ tổn thất của tài sản.
(6) Hồ sơ, tài liệu chứng minh Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện các biện pháp thu hồi nợ nhưng không thu được.
Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi có các khoản tổn thất phát sinh có trách nhiệm gì trong quá trình xử lý tổn thất?
Căn cứ Điều 11 Thông tư 39/2013/TT-NHNN quy định về trình tự xử lý tổn thất như sau:
Trình tự xử lý tổn thất
Trình tự xử lý tổn thất phát sinh trong quá trình hoạt động của Ngân hàng Nhà nước được thực hiện như sau:
1. Thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi có các khoản tổn thất phát sinh trong hoạt động chỉ đạo các bộ phận liên quan thuyết minh, giải trình, lập biên bản, đề xuất xử lý tổn thất (kèm theo bản sao chụp hồ sơ của các khoản tổn thất có xác nhận của đơn vị) và gửi Vụ Tài chính - Kế toán.
2. Vụ Tài chính - Kế toán làm đầu mối tiếp nhận hồ sơ, tài liệu liên quan tới các khoản tổn thất do đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước gửi về, thực hiện thẩm định, tổng hợp nguyên trạng hồ sơ và gửi xin ý kiến các đơn vị có thành viên trong Hội đồng xử lý tổn thất quy định tại khoản 2 Điều 12 Thông tư này.
3. Vụ Tài chính - Kế toán xem xét và có văn bản đề nghị Vụ Tổ chức cán bộ trình Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thành lập Hội đồng xử lý tổn thất quy định tại Điều 12 Thông tư này.
...
Như vậy, trong quá trình xử lý tổn thất, thủ trưởng đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước nơi có các khoản tổn thất phát sinh có trách nhiệm chỉ đạo các bộ phận liên quan thuyết minh, giải trình, lập biên bản, đề xuất xử lý tổn thất và gửi Vụ Tài chính - Kế toán.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.