Có cần phải lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại nếu đã quá thời hạn quy định hay không? Không nộp có bị phạt không?
Ai phải lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại?
Theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực từ 01/01/2022 thì chỉ có chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại mới phải thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại, cụ thể tại khoản 6 Điều 85 Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:
"Điều 85. Trách nhiệm của chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại
...
6. Lập, sử dụng, lưu trữ và quản lý chứng từ chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải nguy hại và hồ sơ, tài liệu, nhật ký liên quan đến công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định."
Như vậy nếu trường hợp anh/chị không phải chủ cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại thì không phải thực hiện báo cáo này và ngược lại.
Có cần phải lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại nếu đã quá thời hạn quy định hay không?
Tải trọn bộ các văn bản về lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại quá thời hạn hiện hành: Tải về
Thời hạn lập báo cáo quản lý chất thải là vào thời điểm nào?
Hiện nay theo pháp luật bảo vệ môi trường chưa có quy định về nội dung này, vì vậy chưa có thời hạn quy định phải lập báo cáo quản lý chất thải là khi nào.
Tuy nhiên anh/chị có thể tham khảo quy định trước đó về lập báo cáo này tại khoản 6 Điều 7 Thông tư 36/2015/TT-BTNMT như sau:
"Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật, quy trình quản lý đối với chủ nguồn thải CTNH
...
6. Lập và nộp các báo cáo:
a) Báo cáo quản lý CTNH định kỳ hàng năm (kỳ báo cáo tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12) theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 (A) ban hành kèm theo Thông tư này và nộp Sở Tài nguyên và Môi trường trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Thông tư này, chủ nguồn thải CTNH chỉ báo cáo một lần trong thời hạn 01 (một) tháng kể từ ngày chấm dứt hoạt động;
b) Báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền."
Như vậy theo quy định trước đây thời hạn để lập và nộp báo cáo quản lý chất thải nguy hại là trước ngày 31 tháng 01 của năm tiếp theo. Tuy nhiên hiện nay quy định này không còn hiệu lực và chỉ mang tính chất tham khảo.
Trường hợp không nộp báo cáo quản lý chất thải nguy hại thì có bị xử phạt hay không?
Nếu không thực hiện việc báo cáo định kỳ này thì sẽ bị xử phạt theo quy định tại khoản 1 và điểm c, điểm d khoản 12 Điều 21 Nghị định 155/2016/NĐ-CP, cụ thể như sau:
"Điều 21. Vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đối với chủ nguồn thải chất thải nguy hại
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không lập báo cáo quản lý chất thải nguy hại định kỳ theo quy định hoặc không lập báo cáo đột xuất khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
b) Kê khai không đúng, không đầy đủ chất thải nguy hại đã chuyển giao trong chứng từ chất thải nguy hại theo quy định;
c) Không báo cáo theo quy định với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc lưu giữ chất thải nguy hại quá 06 tháng kể từ ngày phát sinh chất thải nguy hại trong trường hợp chưa tìm được chủ vận chuyển, xử lý chất thải nguy hại phù hợp;
d) Không chuyển chứng từ chất thải nguy hại cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
...
12. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng trái quy định về bảo vệ môi trường đối với trường hợp vi phạm quy định tại điểm b khoản 8 Điều này;
b) Buộc khôi phục lại tình trạng môi trường ban đầu do hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 8, khoản 9 và khoản 10 Điều này gây ra;
c) Buộc chi trả kinh phí trưng cầu giám định, kiểm định, đo đạc và phân tích mẫu môi trường trong trường hợp có vi phạm về xả chất thải vượt quy chuẩn kỹ thuật môi trường hoặc gây ô nhiễm môi trường theo định mức, đơn giá hiện hành đối với các vi phạm quy định tại Điều này;
d) Buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm quy định tại Điều này gây ra."
Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 155/2016/NĐ-CP thì mức phạt tiền trên chỉ áp dụng đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền với cùng hành vi vi phạm hành chính của cá nhân.
Lưu ý: Nghị định này chỉ còn hiệu lực đến 25/08/2022 sau đó sẽ bị thay thế bởi Nghị định 45/2022/NĐ-CP.
Tại Nghị định thay thế thì không có quy định về biện pháp xử lý đối với hành vi không thực hiện báo cáo quản lý chất thải nguy hại.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.