Có bắt buộc phải thanh lý hợp đồng tín dụng khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình hay không?
Tổ chức tín dụng khi cho vay thì không được thực hiện hành vi nào đối với khách hàng đi vay?
Căn cứ theo Điều 465 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ của bên cho vay như sau:
"Điều 465. Nghĩa vụ của bên cho vay
1. Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thỏa thuận.
2. Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó.
3. Không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 470 của Bộ luật này hoặc luật khác có liên quan quy định khác."
Theo đó phía tổ chức tín dụng không được phép yêu cầu bên trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp hợp đồng tín dụng mà tổ chức tín dụng đã ký với khách hàng đi vay là hợp đồng vay có kỳ hạn thì theo quy định bên cho vay có quyền được yêu cầu bên vay trả nợ trước kỳ hạn nhưng cũng phải được sự đồng y của bên vay theo quy định tại khoản 1 Điều 470 Bộ luật dân sự 2015."
Nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay đối với tổ chức tín dụng được quy định như thế nào?
Theo Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:
"Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay
1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.
3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.
5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:
a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;
b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác."
Như vậy khách hàng đi vay (bên vay) cần thực hiện nghĩa vụ trả nợ của mình đối tổ chức tính dùng (bên cho vay) đầy đủ khi đến kỳ hạn. Bên vay nếu không có khả năng trả lãi khi đến hẹn thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định là 50% mức lãi suất giới hạn (20%) theo quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015
Tải về mẫu biên bản thanh lý hợp đồng mới nhất 2023: Tại Đây
Có bắt buộc phải thanh lý hợp đồng tín dụng khi các bên đã hoàn thành xong nghĩa vụ của mình hay không?
Thanh lý hợp đồng
Theo Điều 422 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về chấm dứt hợp đồng như sau:
"Điều 422. Chấm dứt hợp đồng
Hợp đồng chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Hợp đồng đã được hoàn thành;
2. Theo thỏa thuận của các bên;
3. Cá nhân giao kết hợp đồng chết, pháp nhân giao kết hợp đồng chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
4. Hợp đồng bị hủy bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;
5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn;
6. Hợp đồng chấm dứt theo quy định tại Điều 420 của Bộ luật này;
7. Trường hợp khác do luật quy định."
Căn cứ quy định pháp luật vừa nêu trên thì hợp đồng sẽ chấm dứt khi hai bên đã thực hiện xong nghĩa vụ của mình đã giao kết trong hợp đồng.
Hiện tại thì không có văn bản nào quy định là bắt buộc phải lập biên bản thanh lý hợp đồng, biên bản thanh lý hợp đồng về nguyên tắc thì cũng chỉ là văn bản ghi nhận lại việc chấm dứt hợp đồng, bàn giao, quyền lợi và nghĩa vụ các bên nhằm tránh phát sinh tranh chấp về sau, đảm bảo cao hơn tính pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng. Do đó nếu bạn muốn đảm bảo không phát sinh những sự cố không đáng có và đảm bảo quyền lợi của phía mình và phía khách hàng có thể lập biên bản thanh lý hợp đồng để xác nhận việc hai bên đã hoàn thành nghĩa vụ theo giao kết hợp đồng và chấm dứt nghĩa vụ theo hợp đồng đã ký đó.
Tải về mẫu Hợp đồng tín dụng mới nhất 2023: Tại Đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.