Có bắt buộc chỉ huy trưởng luôn phải có mặt tại công trường và có được quản lý đồng thời nhiều công trình không?
Có bắt buộc chỉ huy trưởng luôn phải có mặt tại công trường?
Căn cứ theo quy định tại khoản 16 Điều 3 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định:
"16. Chỉ huy trưởng hoặc giám đốc dự án của nhà thầu (sau đây gọi chung là chỉ huy trưởng) là chức danh của cá nhân được tổ chức thi công xây dựng giao nhiệm vụ quản lý, điều hành hoạt động thi công xây dựng đối với một công trình hoặc gói thầu cụ thể."
Theo đó, không bắt buộc chỉ huy trưởng phải luôn có mặt tại công trình nhưng chỉ huy trưởng công trình có trách nhiệm tổ chức quản lý công việc, thực hiện điều hành hoạt động thi công trên công trường để bảo đảm tiến độ và chất lượng công trình theo các quy định của pháp luật.
Chỉ huy trưởng có được quản lý đồng thời nhiều công trình?
Theo khoản 1 Điều 121 Luật Xây dựng 2014 quy định:
"Điều 121. Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc giám sát thi công xây dựng công trình
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công xây dựng và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình;
b) Đàm phán, ký kết hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình; theo dõi, giám sát và yêu cầu nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình thực hiện đúng hợp đồng đã ký kết;
c) Thay đổi hoặc yêu cầu tổ chức tư vấn thay đổi người giám sát trong trường hợp người giám sát không thực hiện đúng quy định;
d) Đình chỉ thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng giám sát thi công xây dựng công trình theo quy định của pháp luật;
đ) Các quyền khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan."
Theo quy định trên thì chủ đầu tư được tự thực hiện giám sát thi công xây dựng công trình khi có đủ điều kiện năng lực giám sát thi công và tự chịu trách nhiệm về việc giám sát của mình.
Căn cứ khoản 2 Điều 122 Luật Xây dựng 2014 quy định nhà thầu giám sát thi công thực hiện theo hợp đồng như sau:;
"Điều 122. Quyền và nghĩa vụ của nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình
...
2. Nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình có các nghĩa vụ sau:
a) Thực hiện giám sát theo đúng hợp đồng;
b) Không nghiệm thu khối lượng không bảo đảm chất lượng; không phù hợp với tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật và theo yêu cầu của thiết kế công trình;
c) Từ chối nghiệm thu khi công trình không đạt yêu cầu chất lượng;
d) Đề xuất với chủ đầu tư những bất hợp lý về thiết kế xây dựng;
đ) Giám sát việc thực hiện các quy định về an toàn, bảo vệ môi trường;
e) Bồi thường thiệt hại khi làm sai lệch kết quả giám sát đối với khối lượng thi công không đúng thiết kế, không tuân theo tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật, nhưng người giám sát không báo cáo với chủ đầu tư hoặc người có thẩm quyền xử lý và hành vi vi phạm khác do mình gây ra;
g) Các nghĩa vụ khác theo quy định của hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan."
Do vậy, nhiệm vụ của tư vấn giám sát trưởng được căn cứ vào hợp đồng giám sát đã ký kết và các quy định về quyền hạn và trách nhiệm của giám sát trưởng.
Căn cứ khoản 2 Điều 133 Luật Xây dựng 2014 quy định nhà thầu thi công thực hiện thi công xây dựng theo hợp đồng xây dựng. Hiện nay, pháp luật không quy định về việc chỉ huy trưởng công trường thực hiện quản lý một hay nhiều công trình cùng một thời điểm.
Do vậy, chỉ huy trưởng công trường cần căn cứ vào hợp đồng xây dựng đã ký kết và các yêu cầu kỹ thuật của dự án để tổ chức quản lý, điều hành công trường, tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về đầu tư xây dựng và quy định của pháp luật khác có liên quan.
Chỉ huy trưởng (Hình từ Internet)
Để trở thành chỉ huy trưởng công trình cần đáp ứng các điều kiện nào?
Căn cứ quy định tại Điều 74 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định cá nhân đảm bảo chức danh chỉ huy trưởng cần đáp ứng các điều kiện sáu:
"Điều 74. Điều kiện hành nghề đối với chỉ huy trưởng công trường
1. Cá nhân đảm nhận chức danh chỉ huy trưởng công trường phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng như sau:
a) Hạng I: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng I hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp I hoặc 02 công trình từ cấp II cùng lĩnh vực trở lên;
b) Hạng II: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng II hoặc đã làm chỉ huy trưởng công trường phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp II hoặc 02 công trình từ cấp III cùng lĩnh vực trở lên;
c) Hạng III: Có chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hạng III hoặc đã trực tiếp tham gia thi công xây dựng phần việc thuộc nội dung hành nghề của ít nhất 01 công trình từ cấp III hoặc 02 công trình từ cấp IV cùng lĩnh vực trở lên.
2. Phạm vi hoạt động:
a) Hạng I: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với tất cả các công trình thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
b) Hạng II: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình từ cấp II trở xuống thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã làm chỉ huy trưởng công trường;
c) Hạng III: Được làm chỉ huy trưởng công trường đối với công trình cấp III, cấp IV thuộc lĩnh vực được ghi trong chứng chỉ hành nghề giám sát thi công xây dựng hoặc thuộc lĩnh vực công trình đã tham gia thi công xây dựng"
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.