Có bao nhiêu mức thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra? Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những chỉ tiêu nào?

Xin cho hỏi: Nguyên tắc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra là gì? Có bao nhiêu mức thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra? Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những chỉ tiêu nào? - Câu hỏi của anh Quốc Anh (TP. HCM)

Nguyên tắc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra là gì?

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:

1. Thiệt hại do thiên tai gây ra là những tác động của các loại hình thiên tai ảnh hưởng đến con người, động vật nuôi ở các mức độ khác nhau; làm phá hủy hoặc hư hỏng về vật chất, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế, xã hội xảy ra trong hoặc ngay khi thiên tai xảy ra.

Theo Điều 4 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:

Nguyên tắc thống kê, đánh giá thiệt hại
1. Thống kê, đánh giá thiệt hại phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai. Việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền.
2. Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.
3. Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại.
4. Đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thống kê, đánh giá thiệt hại.

Theo đó, việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những nguyên tắc sau:

- Thống kê, đánh giá thiệt hại phải được thực hiện phù hợp với thực tế, đáp ứng việc chỉ đạo, điều hành, ứng phó với thiên tai. Việc lập báo cáo thống kê thiệt hại phải được thực hiện theo đúng thẩm quyền.

- Đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch; phản ánh sát thực tế về mức độ thiệt hại do thiên tai gây ra.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị liên quan đến hoạt động thống kê, đánh giá thiệt hại.

- Đáp ứng được các yêu cầu trong công tác thống kê, đánh giá thiệt hại.

Có bao nhiêu mức thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra?

thiệt hại do thiên tai gây ra

Có bao nhiêu mức thiệt hại về vật chất do thiên tai gây ra? (Hình từ Internet)

Theo khoản 4 Điều 2 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:

4. Thiệt hại về vật chất bao gồm nhà ở, kết cấu hạ tầng và các cơ sở vật chất liên quan; mùa màng, tàu thuyền, lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản và các dạng vật chất khác được quy định tại các Biểu mẫu thống kê kèm theo thông tư này.

Theo Điều 3 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:

Mức thiệt hại
Mức thiệt hại về vật chất được quy định như sau:
1. Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại.
2. Thiệt hại rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50-70%.
3. Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30-50%.
4. Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%.

Căn cứ quy định trên thì mức thiệt hại do thiên tai gây ra được phân thành 04 mức, bao gồm:

- Thiệt hại hoàn toàn: là những vật chất bị mất trắng hoặc bị phá hủy, hư hỏng trên 70% không thể khôi phục lại.

- Thiệt hại rất nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 50-70%.

- Thiệt hại nặng: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị phá hủy, hư hỏng từ 30-50%.

- Thiệt hại một phần: là những vật chất bị giảm năng suất hoặc bị hư hỏng dưới 30%.

Thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những chỉ tiêu nào?

Theo Điều 5 Thông tư liên tịch 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHĐT quy định như sau:

Chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại
1. Chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra bao gồm:
a) Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp.
b) Về nhà ở: bao gồm nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ
c) Về giáo dục: gồm những cơ sở vật chất của trường học, các thiết bị giáo dục.
d) Về y tế: gồm những số cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.
đ) Về Văn hóa: gồm những công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.
e) Về nông, lâm, diêm nghiệp: gồm những diện tích gieo trồng về nông nghiệp, diện tích trồng rừng tập trung trong lâm nghiệp, diện tích làm muối, số lượng muối, lương thực đã thu hoạch, cây trồng phân tán và cây xanh đô thị.
g) Về chăn nuôi: gồm những gia súc, gia cầm, vật nuôi khác; chuồng trại, trang thiết bị, vật tư chăn nuôi.
h) Về thủy lợi: gồm những công trình đê, kè, cống, đê bao, bờ bao, kênh mương, trạm bơm, hồ chứa, đập thủy lợi và các công trình thủy lợi khác.
i) Về giao thông: gồm những cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không.
k) Về thủy sản: gồm những diện tích, sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ, ao, lồng, bè; các trang thiết bị khai thác, nuôi trồng thủy sản và tàu cá.
l) Về thông tin liên lạc: gồm các cột ăng ten, cột treo cáp và các trang thiết bị, vật tư phục vụ thông tin liên lạc.
m) Về công nghiệp: gồm những cơ sở vật chất về công nghiệp và công nghiệp dầu khí.
n) Về xây dựng: gồm những công trình xây dựng đang thi công; các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng.
o) Các công trình khác
2. Danh mục chi tiết của các nhóm chỉ tiêu được quy định tại các Biểu mẫu thống kê tổng hợp thiệt hại của các loại hình thiên tai trong phụ lục I; giải thích khái niệm, cách xác định các chỉ tiêu thống kê, đánh giá thiệt hại được quy định cụ thể tại phụ lục II của Thông tư này.

Theo đó, việc thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gây ra dựa trên những chỉ tiêu sau đây:

- Về người: gồm người chết, mất tích, bị thương và số hộ, số người bị ảnh hưởng trực tiếp.

- Về nhà ở: bao gồm nhà kiên cố, bán kiên cố, thiếu kiên cố và nhà đơn sơ

- Về giáo dục: gồm những cơ sở vật chất của trường học, các thiết bị giáo dục.

- Về y tế: gồm những số cơ sở y tế, thuốc, vật tư, trang thiết bị y tế.

- Về Văn hóa: gồm những công trình văn hóa, di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh, các tài sản, trang thiết bị văn hóa.

- Về nông, lâm, diêm nghiệp: gồm những diện tích gieo trồng về nông nghiệp, diện tích trồng rừng tập trung trong lâm nghiệp, diện tích làm muối, số lượng muối, lương thực đã thu hoạch, cây trồng phân tán và cây xanh đô thị.

- Về chăn nuôi: gồm những gia súc, gia cầm, vật nuôi khác; chuồng trại, trang thiết bị, vật tư chăn nuôi.

- Về thủy lợi: gồm những công trình đê, kè, cống, đê bao, bờ bao, kênh mương, trạm bơm, hồ chứa, đập thủy lợi và các công trình thủy lợi khác.

- Về giao thông: gồm những cơ sở hạ tầng, phương tiện giao thông vận tải đường bộ, đường thủy nội địa, đường sắt, hàng hải, hàng không.

- Về thủy sản: gồm những diện tích, sản phẩm nuôi trồng thủy sản trên sông, hồ, ao, lồng, bè; các trang thiết bị khai thác, nuôi trồng thủy sản và tàu cá.

- Về thông tin liên lạc: gồm các cột ăng ten, cột treo cáp và các trang thiết bị, vật tư phục vụ thông tin liên lạc.

- Về công nghiệp: gồm những cơ sở vật chất về công nghiệp và công nghiệp dầu khí.

- Về xây dựng: gồm những công trình xây dựng đang thi công; các thiết bị, máy móc, vật tư xây dựng.

- Các công trình khác.

Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Lũ ống là gì? Lũ ống có phải là thiên tai không và việc phòng, chống lũ ống phải đảm bảo nguyên tắc nào?
Pháp luật
Cơn bão số 3 có thể trở thành siêu bão khi nào? Cơn bão số 3 trở thành siêu bão thuộc rủi ro thiên tai cấp độ mấy?
Pháp luật
05 vấn đề chính trong Kế hoạch phòng chống thiên tai cấp xã? Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm gì trong việc phòng chóng thiên tai?
Pháp luật
Chấn tâm động đất là gì? Nguyên nhân xảy ra động đất? Phân loại tác động của động đất theo thang MSK - 64?
Pháp luật
Xảy ra lũ lụt lớn bất ngờ thì Bộ đội Biên phòng có tham gia ứng cứu hay không? Người dân địa phương nhận được những sự hỗ trợ nào?
Pháp luật
Thông tin, truyền thông và giáo dục về phòng, chống thiên tai được thực hiện theo hình thức nào?
Pháp luật
Người dân có nghĩa vụ gì trong phòng chống thiên tai sạt lở đất do mưa lũ theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Người dân, hộ gia đình bị thiệt hại do lũ lụt lớn có được nhà nước hỗ trợ tiền để khắc phục hậu quả thiên tai không?
Pháp luật
22/5 là ngày gì? Trong phòng chống thiên tai Nhà nước có những chính sách nào theo quy định hiện hành?
Pháp luật
Quỹ phòng, chống thiên tai có bắt buộc phải đóng không? Mức đóng quỹ phòng, chống thiên tai theo quy định pháp luật hiện hành là bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
3,108 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Phòng chống thiên tai

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào