Có bao nhiêu loại thủy sản nuôi chủ lực? Có bao nhiêu tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực?

Tôm tít có phải là thủy sản nuôi chủ lực không? Có bao nhiêu loại thủy sản nuôi chủ lực? Có bao nhiêu tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực? Hồ sơ và trình tự đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng thủy sản nuôi chủ lực là gì?

Có bao nhiêu loại thủy sản nuôi chủ lực?

Theo Điều 3 Quyết định 50/2018/QĐ-TTg quy định danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:

Danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
1. Tôm sú (Penaeus monodon Fabricus, 1798).
2. Tôm thẻ chân trắng (Litopenaeus vannamei Boone, 1931).
3. Cá tra (Pangasianodon hypophthalmus Sauvage, 1878).

Như vậy, có 3 loại thủy sản nuôi chủ lực là Tôm sú, Tôm thẻ chân trắng, Cá tra. Tôm tích không phải là thủy sản nuôi chủ lực vì tôm tít không nằm trong danh mục đối tượng thủy sản nuôi chủ lực

Thủy sản nuôi chủ lực

Thủy sản nuôi chủ lực (hình ảnh lấy từ internet)

Có bao nhiêu tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực?

Theo Điều 2 Quyết định 50/2018/QĐ-TTg quy định quy định tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:

Tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
Đối tượng thủy sản nuôi chủ lực phải đáp ứng các tiêu chí sau:
1. Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.
2. Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động; phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.
3. Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao; có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.
4. Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.

Như vậy, có 4 tiêu chí xác định đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:

-Thuộc Danh mục loài thủy sản được phép kinh doanh tại Việt Nam.

- Tạo ra nhiều việc làm và thu nhập cao cho người lao động; phát huy hiệu quả tài nguyên, điều kiện tự nhiên của đất nước và có khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Có năng suất và hiệu quả sản xuất cao; có khả năng thu hút đầu tư để tạo ra vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao.

- Tạo sản phẩm có giá trị gia tăng cao; có khả năng cạnh tranh với đối tượng thủy sản của quốc gia khác trên thị trường nội địa và xuất khẩu, trong đó giá trị xuất khẩu tối thiểu đạt 100 triệu USD/năm.

Hồ sơ và trình tự đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng thủy sản nuôi chủ lực là gì?

Theo Điều 36 Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ và trình tự đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng thủy sản nuôi chủ lực như sau:

Đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực
1. Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy xác nhận đăng ký: Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh cấp Giấy xác nhận đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực.
2. Hình thức nuôi trồng thủy sản lồng bè phải đăng ký bao gồm nuôi trồng thủy sản bằng lồng, giàn treo, đăng quầng trên bãi triều, trên biển, sông, hồ và đầm phá tự nhiên.
3. Hồ sơ đăng ký bao gồm:
a) Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này;
b) Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.
....
5. Trình tự đăng ký, đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm:
a) Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh;
b) Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định khác có liên quan để thẩm định, cấp Giấy xác nhận theo Mẫu số 28.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định này. Trường hợp không cấp Giấy xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
6. Đăng ký lại nuôi trồng thủy sản lồng bè, đối tượng thủy sản nuôi chủ lực khi thuộc một trong các trường hợp sau: Giấy xác nhận đăng ký bị mất; bị rách; thay đổi chủ cơ sở nuôi; thay đổi quy mô sản xuất, đối tượng nuôi.

Như vậy, hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm những loại giấy tờ sau:

- Đơn đăng ký theo Mẫu số 26.NT Phụ lục III ban hành kèm theo Nghị định 26/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Nghị định 37/2024/NĐ-CP Tải về

- Sơ đồ mặt bằng vị trí ao/lồng nuôi có xác nhận của chủ cơ sở.

Và trình tự đăng ký nuôi trồng thủy sản đối tượng thủy sản nuôi chủ lực bao gồm các bước:

Bước 1: Chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản gửi hồ sơ đến Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh

Bước 2: Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Cơ quan quản lý nhà nước về thủy sản cấp tỉnh căn cứ quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án về phát triển nuôi trồng thủy sản tại địa phương đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và quy định khác có liên quan để thẩm định, cấp Giấy xác nhận.

Nếu không cấp Giấy xác nhận phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
315 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào