Chuyển tiền điện tử được xem là dấu hiệu đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền? Mức giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử bao nhiêu thì phải báo cáo?
Chuyển tiền điện tử được xem là dấu hiệu đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền?
Theo Điều 28 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định về dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng như sau:
Dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng
...
5. Tài khoản của khách hàng đột nhiên nhận được một khoản tiền gửi hoặc chuyển tiền có giá trị lớn bất thường.
6. Chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử, séc, hối phiếu.
...
Như vậy, nếu chuyển số tiền lớn từ tài khoản của doanh nghiệp ra nước ngoài sau khi nhận được nhiều khoản tiền nhỏ được chuyển vào bằng chuyển tiền điện tử được xem là dấu hiệu đáng ngờ trong lĩnh vực ngân hàng trong phòng chống rửa tiền.
Chuyển tiền điện tử được xem là dấu hiệu đáng ngờ trong phòng chống rửa tiền? (hình từ internet)
Mức giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử bao nhiêu thì phải báo cáo?
Theo Điều 34 Luật Phòng chống rửa tiền 2022 quy định về giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:
Giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm báo cáo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
2. Đối tượng báo cáo tham gia vào giao dịch chuyển tiền điện tử phải có chính sách, quy trình quản lý rủi ro để thực hiện, từ chối, tạm dừng, kiểm soát sau giao dịch hoặc xem xét, báo cáo giao dịch đáng ngờ các giao dịch chuyển tiền điện tử không chính xác, không đầy đủ các thông tin theo yêu cầu.
3. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định các nội dung liên quan đến giao dịch chuyển tiền điện tử phục vụ cho công tác phòng, chống rửa tiền; chế độ báo cáo về giao dịch chuyển tiền điện tử.
Theo Điều 9 Thông tư 09/2023/TT-NHNN quy định về chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử như sau:
Chế độ báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
1. Đối tượng báo cáo có trách nhiệm thu thập thông tin tại khoản 3 Điều này và báo cáo Cơ quan thực hiện chức năng, nhiệm vụ phòng, chống rửa tiền bằng dữ liệu điện tử theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư này khi thực hiện giao dịch chuyển tiền điện tử trong các trường hợp sau đây:
a) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà tất cả các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này cùng ở Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương;
b) Giao dịch chuyển tiền điện tử mà có ít nhất một trong các tổ chức tài chính tham gia giao dịch chuyển tiền điện tử quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư này ở các quốc gia, vùng lãnh thổ ngoài Việt Nam (sau đây gọi là giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế) có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
…
Như vậy, mức giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử bao nhiêu thì phải báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi thực hiện các giao dịch chuyển tiền điện tử vượt quá mức giá trị như sau:
- Giao dịch chuyển tiền điện tử trong nước có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 500.000.000 (năm trăm triệu) đồng trở lên hoặc bằng ngoại tệ có giá trị tương đương
- Giao dịch chuyển tiền điện tử quốc tế có giá trị giao dịch chuyển tiền điện tử từ 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ trở lên hoặc bằng ngoại tệ khác có giá trị tương đương.
Không báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo Điều 44 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Nghị định 143/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi vi phạm quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, báo cáo hành vi tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt như sau:
Vi phạm quy định về báo cáo giao dịch có giá trị lớn, giao dịch đáng ngờ, giao dịch chuyển tiền điện tử, báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố, báo cáo hành vi tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt
…
2. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không báo cáo các giao dịch có giá trị lớn;
b) Không báo cáo các giao dịch đáng ngờ liên quan đến rửa tiền, tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt;
c) Không báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử;
d) Không báo cáo hành vi rửa tiền nhằm tài trợ khủng bố quy định tại Điều 30 Luật Phòng, chống rửa tiền, không báo cáo khi có nghi ngờ khách hàng hoặc giao dịch của khách hàng liên quan đến tài trợ khủng bố, tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt hoặc khách hàng nằm trong danh sách đen, danh sách bị chỉ định theo quy định của Luật Phòng, chống khủng bố, pháp luật về phòng, chống tài trợ phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt.
…
Như vậy, nếu ngân hàng không báo cáo các giao dịch chuyển tiền điện tử có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 150.000.000 đồng đến 250.000.000 đồng.
Lưu ý: mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân, nếu tổ chức có hành vi nêu trên thì mức phạt sẽ bằng 2 lần cá nhân.
Buộc phải gửi lại báo cáo đầy đủ, chính xác.
Đề nghị hoặc yêu cầu cấp có thẩm quyền xem xét, áp dụng biện pháp đình chỉ hoặc miễn nhiệm chức danh quản trị, điều hành, kiểm soát;
+ Không cho đảm nhiệm chức vụ quản trị, điều hành, kiểm soát tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với cá nhân vi phạm và/hoặc cá nhân chịu trách nhiệm đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.
Yêu cầu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cách chức và thực hiện các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật đối với cá nhân vi phạm thuộc thẩm quyền của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.