Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được nghiên cứu trong bao nhiêu tháng? Căn cứ vào đâu để xây dựng chương trình?
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân là gì?
Chương trình nghiên cứu chiến lược được giải thích tại khoản 3 Điều 2 Thông tư 27/2023/TT-BCA như sau:
Chương trình nghiên cứu chiến lược (sau đây viết gọn là chương trình) là tập hợp các nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược cùng giải quyết mục tiêu vĩ mô, trung hạn hoặc dài hạn của Công an nhân dân, làm cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân. Khung chương trình là văn bản xác định mục tiêu chương trình, nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình, dự kiến sản phẩm của chương trình và chỉ tiêu đánh giá chương trình.
Như vậy, theo quy định trên thì chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân là tập hợp các nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược cùng giải quyết mục tiêu vĩ mô, trung hạn hoặc dài hạn của Công an nhân dân, làm cơ sở để hoạch định đường lối, chính sách về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng Công an nhân dân.
Khung chương trình là văn bản xác định mục tiêu chương trình, nội dung, nhiệm vụ chủ yếu của chương trình, dự kiến sản phẩm của chương trình và chỉ tiêu đánh giá chương trình.
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được nghiên cứu trong bao nhiêu tháng? (Hình từ Internet)
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được nghiên cứu trong bao nhiêu tháng?
Chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 4 Điều 6 Thông tư 27/2023/TT-BCA như sau:
Chỉ đạo, quản lý, chủ trì chương trình nghiên cứu chiến lược
1. Bộ trưởng Bộ Công an thống nhất chỉ đạo, quản lý việc xây dựng, triển khai các chương trình nghiên cứu chiến lược trong Công an nhân dân; phê duyệt các nhiệm vụ thuộc chương trình; quyết định đơn vị chủ trì chương trình, đơn vị chủ trì các nhiệm vụ thuộc chương trình.
2. Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an giúp Bộ trưởng thống nhất chỉ đạo, quản lý các chương trình nghiên cứu chiến lược trong Công an nhân dân; tham mưu xây dựng dự toán kinh phí, phối hợp Cục Kế hoạch và tài chính thẩm định, báo cáo lãnh đạo Bộ Công an phê duyệt và phân bổ kinh phí công tác nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân.
3. Đơn vị chủ trì chương trình:
a) Cục Khoa học, Chiến lược và Lịch sử Công an chủ trì các chương trình nghiên cứu liên địa bàn, đa lĩnh vực hoặc theo vấn đề chung;
b) Các đơn vị trực thuộc Bộ Công an chủ trì các chương trình nghiên cứu theo địa bàn hoặc lĩnh vực cụ thể thuộc chức năng được Bộ trưởng Bộ Công an phân công.
4. Thời gian thực hiện nghiên cứu một Chương trình tối thiểu 24 tháng (02 năm), tối đa 60 tháng (05 năm).
Như vậy, theo quy định trên thì một chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được nghiên cứu tối thiểu là 24 tháng (02 năm) và tối đa là 60 tháng (05 năm).
Căn cứ vào đâu để xây dựng chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân?
Căn cứ để xây dựng chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân được quy định tại khoản 1 Điều 7 Thông tư 27/2023/TT-BCA như sau:
Xây dựng chương trình nghiên cứu chiến lược
1. Căn cứ xây dựng chương trình nghiên cứu chiến lược:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
b) Chiến lược, chính sách của quốc gia có liên quan chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân phục vụ bảo vệ lợi ích quốc gia;
c) Thực tiễn tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mới tác động lớn đến lợi ích quốc gia và chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân cần phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá dự báo chiến lược để kiến nghị Đảng, Nhà nước, Bộ Công an ban hành các văn bản chỉ đạo chiến lược về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
d) Yêu cầu xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Công an đơn vị, địa phương thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
...
Như vậy, thì theo quy định trên thì để xây dựng chương trình nghiên cứu chiến lược Công an nhân dân cần căn cứ vào các nội dung sau:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các nghị quyết của Đảng ủy Công an Trung ương và chỉ thị của Bộ trưởng Bộ Công an về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
- Chiến lược, chính sách của quốc gia có liên quan chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân phục vụ bảo vệ lợi ích quốc gia;
- Thực tiễn tình hình quốc tế và trong nước có những diễn biến mới tác động lớn đến lợi ích quốc gia và chức năng, nhiệm vụ của Công an nhân dân cần phải tổ chức nghiên cứu, đánh giá dự báo chiến lược để kiến nghị Đảng, Nhà nước, Bộ Công an ban hành các văn bản chỉ đạo chiến lược về bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân;
- Yêu cầu xây dựng chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, xây dựng lực lượng Công an nhân dân của Công an đơn vị, địa phương thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn được giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.