Chứng thư số của cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải được thu hồi trong những trường hợp nào?
Chứng thư số được phân loại như thế nào?
Chứng thư số được quy định tại khoản 6 Điều 2 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
6. “Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Chứng thư số bao gồm các loại sau:
a) Phân loại theo đối tượng sử dụng:
a1) “Chứng thư số cá nhân” chứa thông tin định danh của cá nhân; dùng để xác nhận chữ ký số của cá nhân.
a2) “Chứng thư số cơ quan, tổ chức” chứa thông tin định danh của cơ quan, tổ chức; dùng để xác nhận chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
a3) “Chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm” chứa thông tin định danh được gán cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm; dùng để xác nhận tính hợp lệ của thiết bị, dịch vụ, phần mềm; bao gồm và không giới hạn trong phạm vi các loại sau: chứng thư số Web Server (SSL), VPN Server, Mail Server, Code Signing.
b) Phân loại theo tổ chức cung cấp:
b1) “Chứng thư số chuyên dùng” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Tài chính cung cấp (không bao gồm Ban Cơ yếu Chính phủ trong phạm vi Quy chế này).
b2) “Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ (Cục Chứng thực số và Bảo mật thông tin trực thuộc Ban Cơ yếu Chính phủ) cung cấp.
b3) “Chứng thư số công cộng” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng cung cấp.
b4) “Chứng thư số nước ngoài” là chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số nước ngoài cung cấp.
...
Như vậy, theo quy định, chứng thư số được phân loại cụ thể như sau:
(1) Phân loại theo đối tượng sử dụng, gồm có:
- Chứng thư số cá nhân.
- Chứng thư số cơ quan, tổ chức.
- Chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
(2) Phân loại theo tổ chức cung cấp:
- Chứng thư số chuyên dùng.
- Chứng thư số chuyên dùng Chính phủ.
- Chứng thư số công cộng.
- Chứng thư số nước ngoài.
Chứng thư số được phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Những tổ chức, đơn vị nào thuộc đối tượng cấp chứng thư số của Bộ Tài chính?
Đối tượng cấp chứng thư số được quy định tại Điều 10 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Đối tượng cấp chứng thư số
1. Cá nhân thuộc phạm vi áp dụng chứng thư số, chữ ký số theo chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính và quy định của pháp luật được cấp chứng thư số cá nhân. Thiết bị lưu khóa bí mật SIM PKI chỉ được cấp cho các cá nhân thuộc phạm vi áp dụng SIM PKI được Bộ trưởng Bộ Tài chính hoặc cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật, thuộc phạm vi áp dụng chứng thư số cơ quan, tổ chức theo chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính được cấp chứng thư số cơ quan, tổ chức.
3. Đơn vị chủ quản hoặc đơn vị vận hành hệ thống thông tin có nhu cầu sử dụng chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm được cấp chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
Như vậy, các tổ chức, đơn vị thuộc đối tượng cấp chứng thư số của Bộ Tài chính là tổ chức, đơn vị có thẩm quyền sử dụng con dấu theo quy định của pháp luật, thuộc phạm vi áp dụng chứng thư số cơ quan, tổ chức theo chương trình, kế hoạch triển khai ứng dụng công nghệ thông tin của Bộ Tài chính.
Trường hợp đơn vị chủ quản hoặc đơn vị vận hành hệ thống thông tin có nhu cầu sử dụng chứng thư số cho thiết bị, dịch vụ, phần mềm thì được cấp chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm.
Chứng thư số của cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải được thu hồi trong những trường hợp nào?
Các trường hợp phải thu hồi chứng thư số được quy định tại khoản 1 Điều 14 Quy chế quản lý, sử dụng chứng thư số, chữ ký số của Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 2140/QĐ-BTC năm 2020 như sau:
Trường hợp thu hồi chứng thư số, thu hồi thiết bị lưu khóa bí mật
1. Các trường hợp phải thu hồi chứng thư số:
a) Chứng thư số hết hạn sử dụng;
b) Khóa bí mật bị lộ hoặc nghi bị lộ; thiết bị lưu khóa bí mật hỏng;
c) Thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc hoặc bị chiếm đoạt;
d) Tổ chức, đơn vị là thuê bao hoặc là nơi thuê bao công tác giải thể;
đ) Theo yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an; theo yêu cầu bằng văn bản từ tổ chức, đơn vị nơi thuê bao công tác hoặc tổ chức, đơn vị cấp trên;
e) Cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, chuyển sang cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Tài chính (áp dụng với chứng thư số cá nhân);
g) Cá nhân từ trần (áp dụng với chứng thư số cá nhân).
h) Thiết bị, dịch vụ, phần mềm ngừng hoạt động (áp dụng với chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm).
2. Thiết bị lưu khóa bí mật phải được thu hồi nếu chứng thư số bị thu hồi (trừ trường hợp không thu hồi được do bị thất lạc hoặc chiếm đoạt).
Như vậy, theo quy định, chứng thư số của cá nhân, tổ chức, đơn vị thuộc Bộ Tài chính phải được thu hồi trong các trường sau đây:
(1) Chứng thư số hết hạn sử dụng;
(2) Khóa bí mật bị lộ hoặc nghi bị lộ; thiết bị lưu khóa bí mật hỏng;
(3) Thiết bị lưu khóa bí mật bị thất lạc hoặc bị chiếm đoạt;
(4) Tổ chức, đơn vị là thuê bao hoặc là nơi thuê bao công tác giải thể;
(5) Theo yêu cầu bằng văn bản từ cơ quan tiến hành tố tụng, cơ quan công an; theo yêu cầu bằng văn bản từ tổ chức, đơn vị nơi thuê bao công tác hoặc tổ chức, đơn vị cấp trên;
(6) Cá nhân nghỉ hưu, thôi việc, chuyển sang cơ quan, tổ chức ngoài Bộ Tài chính (áp dụng với chứng thư số cá nhân);
(7) Cá nhân từ trần (áp dụng với chứng thư số cá nhân).
(8) Thiết bị, dịch vụ, phần mềm ngừng hoạt động (áp dụng với chứng thư số thiết bị, dịch vụ, phần mềm).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.