Chứng chỉ đủ điều kiện bay đối với tàu bay dân dụng quốc tế do Quốc gia khác cấp có giá trị tại Việt Nam không?

Cho em hỏi điều kiện bay của tàu bay dân dụng quốc tế khác với tàu bay dân dụng Việt Nam như thế nào? Chứng chỉ đủ điều kiện bay của quốc gia khác cấp thì có được Việt Nam chấp nhận không và ngược lại?

Chứng chỉ đủ điều kiện bay của tàu bay dân dụng quốc tế được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 31 Công ước về hàng không dân dụng quốc tế quy định như sau:

"Điều 31. Chứng chỉ đủ điều kiện bay
Mọi tầu bay thực hiện giao lưu quốc tế phải có chứng chỉ đủ điều kiện bay được Quốc gia nơi đăng ký tầu bay cấp hoặc làm cho có giá trị."

Và căn cứ theo Điều 33 Công ước về hàng không dân dụng quốc tế quy định như sau:

"Điều 33. Công nhận chứng chỉ và văn bằng
Chứng chỉ đủ điều kiện bay, chứng chỉ về khả năng và văn bằng do Quốc gia ký kết nơi đăng ký tầu bay cấp hoặc làm cho có giá trị phải được các Quốc gia ký kết khác công nhận giá trị, với điều kiện là các yêu cầu mà các chứng chỉ và văn bằng đó được cấp hoặc được làm cho có giá trị phải ngang bằng hoặc trên tiêu chuẩn tối thiểu đã được thiết lập cho từng thời kỳ theo Công ước này."

Như vậy theo quy định tại Công ước này chứng chỉ đủ điều kiện bay do Quốc gia ký kết nơi đăng ký tàu bay cấp hoặc làm cho có giá trị phải được các Quốc gia ký kết khác công nhận giá trị với điều kiện như trên.

Nên chứng chỉ đủ điều kiện bay của các quốc gia thành viên khác cấp sẽ được Việt Nam công nhận nếu đáp ứng các điều kiện của Công ước này và ngược lại.

Và điều kiện bay của tàu bay dân dụng quốc tế được quy định cụ thể tại Chương 5 Công ước về hàng không dân dụng quốc tế.

Tàu bay

Tàu bay (Hình từ Internet)

Chứng chỉ đủ điều kiện bay của tàu bay dân dụng Việt Nam được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 17 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

"Điều 17. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay
1. Tàu bay chỉ được phép khai thác trong vùng trời Việt Nam khi có Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay còn hiệu lực do Bộ Giao thông vận tải cấp hoặc công nhận.
2. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay được cấp khi tàu bay có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tàu bay phù hợp với Giấy chứng nhận loại tương ứng;
b) Có đầy đủ trang bị, thiết bị bảo đảm an toàn;
c) Được khai thác, bảo dưỡng theo đúng chế độ quy định;
d) Ở trạng thái phù hợp với mục đích khai thác dự kiến.
3. Người đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay phải nộp lệ phí.
4. Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay của tàu bay mang quốc tịch nước ngoài được công nhận với điều kiện việc cấp giấy chứng nhận đó phù hợp với tiêu chuẩn mà Việt Nam quy định hoặc công nhận."

Và căn cứ theo Điều 21 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006khoản 8 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 quy định như sau:

"Điều 21. Quy định chi tiết về tiêu chuẩn đủ điều kiện bay
1. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; thủ tục cấp, công nhận Giấy chứng nhận đủ điều kiện bay, Giấy chứng nhận loại; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị tàu bay, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định tiêu chuẩn đủ điều kiện bay; tiêu chuẩn, thủ tục cấp giấy phép cho các cơ sở thiết kế, sản xuất, sửa chữa, bảo dưỡng, thử nghiệm tàu bay, động cơ tàu bay, cánh quạt tàu bay và trang bị, thiết bị của tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ.
Tàu bay không người lái là thiết bị bay mà việc điều khiển, duy trì hoạt động của chuyến bay không cần có sự tham gia điều khiển trực tiếp của người lái trên thiết bị bay đó.
Phương tiện bay siêu nhẹ bao gồm các loại khí cầu và mô hình bay.
Khí cầu là thiết bị bay mà lực nâng được tạo bởi chất khí chứa trong vỏ bọc của nó, bao gồm khí cầu bay có người điều khiển và khí cầu bay không có người điều khiển.
Mô hình bay bao gồm các loại tàu lượn được mô phỏng theo hình dáng, kiểu cách các loại máy bay, được gắn động cơ, được điều khiển bằng vô tuyến hoặc chương trình lập sẵn; các loại dù bay và diều bay có hoặc không có người điều khiển, trừ các loại diều bay dân gian.”

Và tiêu chuẩn đủ điều kiện bay của tàu bay dân dụng Việt Nam được quy định cụ thể tại Mục 2 Chương 2 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006.

Tiêu chuẩn đủ điều kiện bay đối với tàu bay không người lái, phương tiện bay siêu nhẹ được hướng dẫn bởi Thông tư 35/2017/TT-BQP.

Trường hợp nào thì tàu bay dân dụng bị xóa quốc tịch tại Việt Nam?

Căn cứ theo Điều 14 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định như sau:

"Điều 14. Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Tàu bay bị xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
1. Bị tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 3 Điều 103 của Luật này;
2. Hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi;
3. Không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
4. Theo đề nghị của người đăng ký tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người nhận giao dịch bảo đảm, người cho thuê hoặc người bán tàu bay có điều kiện."
MỚI NHẤT
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

4,052 lượt xem
Tư vấn pháp luật mới nhất
TÌM KIẾM LIÊN QUAN

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào