Chủ tàu cá cải hoán tàu cá có cần phải cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật để đăng kiểm viên giám sát hay không?
- Chủ tàu cá cải hoán tàu cá có cần phải cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật để đăng kiểm viên giám sát hay không?
- Chủ tàu cá thực hiện cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt chủ tàu cá thực hiện cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt không?
Chủ tàu cá cải hoán tàu cá có cần phải cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật để đăng kiểm viên giám sát hay không?
Chủ tàu cá cải hoán tàu cá có cần phải cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật để đăng kiểm viên giám sát hay không, căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 70 Luật Thủy sản 2017 quy định:
Quyền và nghĩa vụ của cơ sở đăng kiểm tàu cá, đăng kiểm viên tàu cá
1. Cơ sở đăng kiểm tàu cá có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Thực hiện đăng kiểm tàu cá theo quy định của pháp luật;
b) Yêu cầu chủ tàu cá hoặc cơ sở đóng mới, cải hoán tàu cá cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật, tạo điều kiện cần thiết tại hiện trường để đăng kiểm viên giám sát, kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
c) Nhận chi phí đăng kiểm theo quy định của pháp luật;
d) Thực hiện giám sát kỹ thuật đối với tàu cá đóng mới, cải hoán theo quy định;
đ) Người đứng đầu cơ sở đăng kiểm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đăng kiểm, cấp Giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá;
...
Như vậy, chủ tàu cá cải hoán tàu cá phải có nghĩa vụ cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật tại hiện trường để đăng kiểm viên giám sát, kiểm tra kỹ thuật, bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.
Chủ tàu cá cải hoán tàu cá có cần phải cung cấp hồ sơ thiết kế kỹ thuật để đăng kiểm viên giám sát hay không? (Hình từ Internet)
Chủ tàu cá thực hiện cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt sẽ bị xử phạt bao nhiêu?
Chủ tàu cá thực hiện cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt sẽ bị xử phạt bao nhiêu, căn cứ theo khoản 2 Điều 31 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về đóng mới, cải hoán tàu cá
1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không đúng thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt.
2. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
3. Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với hành vi đóng mới, cải hoán tàu cá không có Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện theo quy định hoặc không đúng với nội dung Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện.
...
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Đình chỉ hoạt động của cơ sở đủ điều kiện đóng mới, cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép khai thác thủy sản từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi cải hoán tàu cá không có văn bản chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 4 Điều này.
...
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 2 Điều 5 Nghị đinh 38/2024/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như của cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
Như vậy, hành vi cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt sẽ bị xử phạt từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân, đổi với tổ chức sẽ từ 60.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng
Ngoài ra, chủ tàu cá sẽ bị đình chỉ hoạt động cải hoán tàu cá từ 01 tháng đến 03 tháng.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt chủ tàu cá thực hiện cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt chủ tàu cá thực hiện cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt không, căn cứ theo khoản 2 Điều 55 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Phân định thẩm quyền xử phạt
1. Cục trưởng Cục Thủy sản, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính quy định tại Chương II Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xử phạt đối với những hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a và b khoản 1 Điều 6; Điều 7; khoản 1, các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 2 và điểm a, b, c, d, đ, e, g và h và khoản 3 Điều 8; khoản 1, khoản 2 Điều 9; Điều 10; Điều 11; Điều 13; Điều 14; Điều 15; Điều 16; Điều 17; Điều 18; Điều 19; khoản 1, 2, 3, 4, 5 và khoản 6 Điều 21; Điều 22; Điều 23; khoản 1, khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 24; Điều 25; khoản 1 Điều 26; Điều 27; Điều 28; Điều 29; Điều 30; khoản 1, khoản 2 và điểm a, b khoản 3 Điều 31; Điều 32; Điều 33; Điều 34; khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 35; Điều 36; Điều 37; Điều 38; Điều 39; Điều 40; Điều 41; khoản 1, khoản 2, điểm a khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 42; Điều 43 và Điều 44 theo thẩm quyền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 46 của Nghị định này và chức năng, nhiệm vụ được giao.
...
Căn cứ theo khoản 2 Điều 46 Nghị định 38/2024/NĐ-CP quy định:
Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt tiền đến 100.000.000 đồng;
b) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, đ, e, và g khoản 1 Điều 28 Luật Xử lý vi phạm hành chính và khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...
Theo phân định thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với quy định về tàu cá và đình chỉ hoạt động có thời hạn.
Như vậy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt chủ tàu cá thực hiện cải hoán tàu cá không có thiết kế kỹ thuật được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.