Chủ động phòng chống bão số 4 và khắc phục hậu quả trong thời gian sắp tới được thực hiện như thế nào?
Chủ động phòng chống bão số 4 và khắc phục hậu quả trong thời gian sắp tới được thực hiện như thế nào?
Theo Công văn 4677/BYT-KH-TC năm 2024 chủ động phòng, phống khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới do Bộ Y tế ban hành có quy định như sau:
- Thực hiện Công điện số 75/CĐ-TTg ngày 04/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai trong thời gian tới; Để chủ động ứng phó, giảm thiểu thiệt hại, Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị thuộc, trực thuộc Bộ Y tế thực hiện một số nội dung sau:
+ Tiếp thực thực hiện nghiêm các văn bản chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai; Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Bộ Y tế và các văn bản liên quan về thực hiện công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
+ Theo dõi chặt chẽ các bản tin cảnh báo, dự báo thời tiết, diễn biến thiên tai trên các phương tiện thông tin đại chúng, triển khai kịp thời, hiệu quả các biện pháp ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.
+ Rà soát, hoàn thiện phương án ứng phó với các loại hình thiên tai có thể xảy ra trên địa bàn, nhất là phương án ứng phó bão, lũ lụt, sạt lở đất, lũ quét; xác định các khu vực trọng điểm xung yếu để chủ động xây dựng kịch bản bố trí lực lượng, phương tiện, sẵn sàng phối hợp với các đơn vị liên quan ứng phó, cứu hộ cứu nạn khi có tình huống xảy ra theo phương châm “bốn tại chỗ”.
+ Tổng hợp báo cáo tình hình thiệt hại, đề xuất Bộ Y tế nhu cầu bảo đảm y tế của địa phương (nếu có) (qua Văn phòng thường trực Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Bộ Y tế.
Cùng với đó, căn cứ theo khoản 3 Điều 4 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định về phương châm bốn tại chỗ như sau:
Nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai
1. Phòng ngừa chủ động, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và hiệu quả.
2. Phòng, chống thiên tai là trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, cá nhân, trong đó Nhà nước giữ vai trò chủ đạo, tổ chức và cá nhân chủ động, cộng đồng giúp nhau.
3. Phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ: chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ.
4. Lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, địa phương và quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.
...
Theo đó, việc phòng, chống thiên tai được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ:
+ Chỉ huy tại chỗ;
+ Lực lượng tại chỗ;
+ Phương tiện, vật tư tại chỗ;
+ Hậu cần tại chỗ.
Chủ động phòng chống bão số 4 khắc phục hậu quả trong thời gian sắp tới được thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Chiến lược quốc gia về phòng chống bão số 4 được xây dựng trên cơ sở nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 14 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 quy định như sau:
Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai
1. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng theo chu kỳ 10 năm, tầm nhìn 20 năm và được cập nhật, điều chỉnh định kỳ 05 năm hoặc khi có biến động lớn về thiên tai.
2. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai phải xác định mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, dự án trọng điểm và việc tổ chức thực hiện phòng, chống thiên tai trên phạm vi cả nước.
3. Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai được xây dựng trên cơ sở sau đây:
a) Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
b) Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;
c) Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
d) Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
đ) Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, địa phương xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phòng, chống thiên tai.
Theo đó, chiến lược quốc gia về phòng, chống bão số 4 được xây dựng trên cơ sở sau đây:
- Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống thiên tai và phát triển kinh tế - xã hội;
- Thực tiễn hoạt động phòng, chống thiên tai của quốc gia;
- Kết quả xác định, đánh giá, phân vùng rủi ro thiên tai, diễn biến thiên tai và biến đổi khí hậu;
- Nguồn lực cho hoạt động phòng, chống thiên tai;
- Nhu cầu và khả năng thích ứng của cộng đồng trước thiên tai.
Trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng chống bão số 4 được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 7 Điều 15 Luật Phòng, chống thiên tai 2013 (được sửa đổi bởi điểm c khoản 10 Điều 1 Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều sửa đổi 2020) quy định về trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống bão số 4 sẽ được quy định như sau:
- Ủy ban nhân dân các cấp tổ chức xây dựng, phê duyệt kế hoạch phòng, chống thiên tai của địa phương, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp trên tổng hợp, chỉ đạo.
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng;
- Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi chức năng, thẩm quyền của mình có trách nhiệm xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và báo cáo kế hoạch phòng, chống thiên tai với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Quốc phòng;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương xây dựng Kế hoạch phòng, chống thiên tai quốc gia trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; hướng dẫn xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai các cấp ở địa phương.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.