Chỉ số PAR Index là gì? Cơ quan nào chủ trì nhiệm vụ khảo sát trực tuyến đánh giá cải cách hành chính phục vụ chấm điểm, xác định Chỉ số PAR Index?
Chỉ số PAR Index là gì?
Căn cứ tại Kế hoạch triển khai Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” năm 2024 (sau đây gọi là “Kế hoạch”) ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-BNV năm 2024 thì:
Chỉ số PAR Index là Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index)
Trong đó, mục tiêu cụ thể được quy định tại Phần I Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-BNV năm 2024 là:
- Triển khai khảo sát đánh giá cải cách hành chính, đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi là “hài lòng của người dân”) trên cơ sở tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin; cung cấp dữ liệu để xây dựng, tham mưu cho Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ công bố Chỉ số cải cách hành chính (Chỉ số PAR Index), Chỉ số hài lòng của người dân (SIPAS) năm 2024;
- Triển khai thực hiện các chỉ tiêu phát triển bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia lồng ghép qua bộ Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân;
- Xây dựng, cung cấp cơ sở dữ liệu trực tuyến về việc tổ chức thực hiện và kết quả thực hiện cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương trên Trang Thông tin điện tử cải cách hành chính nhà nước (có địa chỉ là: caicachhanhchinh.gov.vn);
- Thông tin, tuyên truyền tới cán bộ, công chức, viên chức, người dân, xã hội về đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, hoạt động, kết quả hoạt động của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương về cải cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ người dân;
- Cung cấp thông tin kịp thời phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện cải cách hành chính của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương;
- Xây dựng, cung cấp các phương tiện, công cụ dễ dàng, tin cậy để người dân, xã hội tích cực tham gia giám sát, góp ý đối với các chính sách, quy định, hoạt động, kết quả cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương.
Chỉ số PAR Index là gì? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào chủ trì nhiệm vụ khảo sát trực tuyến đánh giá cải cách hành chính phục vụ chấm điểm, xác định Chỉ số PAR Index 2024?
Căn cứ tại Phần II Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-BNV năm 2024 quy định như sau:
Thời gian | Trách nhiệm chủ trì | Trách nhiệm phối hợp | |
... | |||
Nhiệm vụ: Khảo sát trực tuyến đánh giá cải cách hành chính phục vụ chấm điểm, xác định Chỉ số cải cách hành chính (PAR Index) 2024 | Quý II-IV | Bộ Nội vụ | Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan |
Hoạt động: Khảo sát trực tuyến cán bộ, công chức, người dân nhằm đánh giá cải cách hành chính của các bộ, ngành, địa phương. | Quý II-IV | Bộ Nội vụ | Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan |
Hoạt động: Tổng hợp, phân tích kết quả khảo sát phục vụ chấm điểm, xác định Chỉ số PAR Index của các bộ, ngành, địa phương. | Quý II-IV | Bộ Nội vụ | Các bộ, ngành, địa phương, cơ quan liên quan |
Như vậy, Bộ Nội vụ có trách nhiệm chủ trì nhiệm vụ khảo sát trực tuyến đánh giá cải cách hành chính phục vụ chấm điểm, xác định Chỉ số cải cách hành chính (Chỉ số PAR Index) 2024.
Trách nhiệm thực hiện Kế hoạch trong Quyết định 20/QĐ-BNV được quy định như thế nào?
Trách nhiệm thực hiện Kế hoạch triển khai Đề án “Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin đánh giá cải cách hành chính và đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030” năm 2024 ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-BNV năm 2024, cụ thể như sau:
(1) Bộ Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động được phân công trong Kế hoạch; bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động do Bộ chủ trì.
- Hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá các bộ, ngành, địa phương về việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động trong Kế hoạch.
- Tổ chức các hội thảo khoa học, chương trình tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong nước, quốc tế liên quan đến các nội dung hoạt động trong Kế hoạch.
- Tổng hợp, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Cải cách hành chính của Chính phủ về kết quả triển khai Kế hoạch; tham mưu, kiến nghị với các cơ quan, đơn vị liên quan về các giải pháp khắc phục các tồn tại; đề xuất với cơ quan có thẩm quyền các hình thức thi đua khen thưởng đối với thành tích trong triển khai Kế hoạch.
- Giao Vụ Cải cách hành chính là đơn vị chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện Kế hoạch và là đầu mối liên lạc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình tổ chức thực hiện Kế hoạch.
- Giao Tạp chí Tổ chức nhà nước phối hợp với Vụ Cải cách hành chính triển khai Trang Thông tin điện tử cải cách hành chính nhà nước.
(2) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, cơ quan liên quan:
- Thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động được phân công trong Kế hoạch; bố trí nguồn lực phù hợp để thực hiện các nhiệm vụ, hoạt động.
- Phối hợp, hỗ trợ Bộ Nội vụ trong việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu trong Kế hoạch.
- Thông tin, tuyên truyền về việc triển khai và kết quả triển khai Kế hoạch trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương tới cán bộ, công chức, viên chức và người dân, xã hội.
- Giao đơn vị phụ trách công tác cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là đơn vị chủ trì tham mưu, tổ chức thực hiện và là đầu mối liên lạc với các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan trong quá trình thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch.
(Phần III Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định 20/QĐ-BNV năm 2024)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.