Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền ngăn chặn việc tẩu tán tài sản không? Biện pháp khẩn cấp tạm thời có bao gồm việc ngăn chạn tẩu tán tài sản không?
Biện pháp khẩn cấp tạm thời có bao gồm việc ngăn chặn tẩu tán tài sản không?
căn cứ theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 114. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Giao người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi cho cá nhân hoặc tổ chức trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục.
2. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ cấp dưỡng.
3. Buộc thực hiện trước một phần nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do tính mạng, sức khoẻ bị xâm phạm.
4. Buộc người sử dụng lao động tạm ứng tiền lương, tiền bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, chi phí cứu chữa tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp, tiền bồi thường, trợ cấp tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
5. Tạm đình chỉ thi hành quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, quyết định sa thải người lao động.
6. Kê biên tài sản đang tranh chấp.
7. Cấm chuyển dịch quyền về tài sản đối với tài sản đang tranh chấp.
8. Cấm thay đổi hiện trạng tài sản đang tranh chấp.
9. Cho thu hoạch, cho bán hoa màu hoặc sản phẩm, hàng hóa khác.
10. Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước; phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ.
11. Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ.
12. Cấm hoặc buộc thực hiện hành vi nhất định.
13. Cấm xuất cảnh đối với người có nghĩa vụ.
14. Cấm tiếp xúc với nạn nhân bạo lực gia đình.
15. Tạm dừng việc đóng thầu và các hoạt động có liên quan đến việc đấu thầu.
16. Bắt giữ tàu bay, tàu biển để bảo đảm giải quyết vụ án.
17. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác mà luật có quy định."
Như vậy, việc ngăn chặn tẩu tán tài sản được hiểu là việc áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời như quy định trên.
Tẩu tán tài sản
Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 111 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 111. Quyền yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trong quá trình giải quyết vụ án, đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án quy định tại Điều 187 của Bộ luật này có quyền yêu cầu Tòa án đang giải quyết vụ án đó áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này để tạm thời giải quyết yêu cầu cấp bách của đương sự, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, thu thập chứng cứ, bảo vệ chứng cứ, bảo toàn tình trạng hiện có tránh gây thiệt hại không thể khắc phục được, đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.
2. Trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 114 của Bộ luật này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho Tòa án đó.
3. Tòa án chỉ tự mình ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong trường hợp quy định tại Điều 135 của Bộ luật này."
Chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai có thẩm quyền ngăn chặn việc tẩu tán tài sản không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 112 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:
"Điều 112. Thẩm quyền quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời
1. Trước khi mở phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do một Thẩm phán xem xét, quyết định.
2. Tại phiên tòa, việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp khẩn cấp tạm thời do Hội đồng xét xử xem xét, quyết định."
Theo đó, như đã phân tích trên thì việc ngăn chặn tẩu tán tài sản được hiểu là việc áp dụng một hoặc một số biện pháp khẩn cấp tạm thời. Cho nên, chỉ có Tòa án mới có thẩm quyền xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong đó có bao gồm ngăn chặn tẩu tán tài sản mà thôi.
Đặt câu hỏi
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.