Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào theo quy định?

Biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu là gì? Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào theo quy định? - câu hỏi của anh Quang Vinh (Hậu Giang)

Biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu là gì?

Theo khoản 1 Điều 29 Luật Quản lý ngoại thương 2017 có giải thích về biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Biện pháp quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu; quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu
1. Quản lý theo giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo giấy phép) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hoặc các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương cho thương nhân để thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
2. Quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo điều kiện) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Theo quy định biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu (sau đây gọi là quản lý theo điều kiện) là biện pháp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để quy định điều kiện về chủ thể kinh doanh, chủng loại, số lượng, khối lượng, cơ sở vật chất, kỹ thuật, trang thiết bị, địa bàn mà thương nhân phải đáp ứng khi thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu nhưng không cần phải cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào?

Theo Điều 30 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
1. Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.
2. Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.
3. Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Căn cứ trên quy định khi áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu cần đảm bảo các yêu cầu sau đây:

- Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.

- Việc áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện phải bảo đảm công khai, minh bạch; tiết kiệm thời gian, chi phí của cơ quan quản lý nhà nước và của thương nhân.

- Trên cơ sở tuân thủ điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Như vậy, chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp cần thiết vì lý do trật tự, an toàn xã hội, đạo đức xã hội, sức khỏe cộng đồng, thuần phong mỹ tục, bảo vệ môi trường.

điều kiện xuất khẩu

Chỉ áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu trong các trường hợp nào theo quy định? (Hình từ internet)

Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như thế nào?

Theo Điều 31 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định về thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu như sau:

Thẩm quyền áp dụng biện pháp quản lý theo giấy phép, theo điều kiện
1. Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện; quy định phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.

Căn cứ trên quy định Chính phủ quy định Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện; quy định phương thức, phạm vi quản lý của các Bộ, cơ quan ngang Bộ đối với hàng hóa thuộc Danh mục; quy định trình tự, thủ tục cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Bộ, cơ quan ngang Bộ có trách nhiệm công bố công khai Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này và công bố điều kiện xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa thuộc Danh mục.

Theo Điều 7 Nghị định 69/2018/NĐ-CP có quy định về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện như sau:

Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện
1. Ban hành Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, theo điều kiện tại Phụ lục III Nghị định này.
2. Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ công bố chi tiết hàng hóa kèm theo mã HS trên cơ sở trao đổi, thống nhất với Bộ Công Thương về Danh mục hàng hóa và thống nhất với Bộ Tài chính về mã HS.
3. Căn cứ Phụ lục III Nghị định này, các bộ, cơ quan ngang bộ ban hành hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành quy định chi tiết về việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu phù hợp với quy định pháp luật và thực hiện việc cấp phép theo quy định.
4. Căn cứ mục tiêu điều hành trong từng thời kỳ, Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định việc áp dụng Giấy phép xuất khẩu tự động, Giấy phép nhập khẩu tự động đối với một số loại hàng hóa.

Xem thêm Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo điều kiện mới nhất hiện nay: Tại đây

Hàng hóa xuất khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nguyên vật liệu do phía nước ngoài nhập vào Việt Nam để doanh nghiệp Việt Nam thực hiện gia công hàng hóa xuất khẩu dư thừa muốn tiêu hủy cần làm gì?
Pháp luật
Hướng dẫn về thời điểm lập hóa đơn với hàng hóa xuất khẩu, tỷ giá và thời điểm xác định doanh thu tính thuế tại Công văn 6299/CTDAN-TTHT?
Pháp luật
Cơ sở dữ liệu về Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam là gì? Thẩm quyền sửa đổi Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam?
Pháp luật
Mẫu Công văn đề nghị đăng ký Danh mục hàng hóa xuất khẩu nhập khẩu miễn thuế? Thời điểm đăng ký?
Pháp luật
Mẫu biên bản chứng nhận việc lấy mẫu để trưng cầu giám định đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu đề nghị không thu thuế đối với hàng hóa xuất khẩu nhưng phải tái nhập khẩu trở lại Việt Nam?
Pháp luật
Mẫu phiếu đề nghị kiểm tra thực tế hàng hóa đối với sản xuất hàng hóa xuất khẩu là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Pháp luật
Cơ sở kiểm tra, xác định xuất xứ hàng hóa xuất khẩu? Mẫu bảng khai báo xuất xứ của nhà cung cấp nguyên liệu trong nước là mẫu nào?
Pháp luật
Mẫu bảng kê khai tính thuế đối với phế liệu, phế phẩm trong định mức thực tế để sản xuất hàng xuất khẩu là mẫu nào?
Pháp luật
Thời hạn tái chế hàng hóa xuất khẩu phải tái nhập? Hàng tái chế không tái xuất được thì xử lý thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất khẩu
2,133 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất khẩu

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hàng hóa xuất khẩu

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào