Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách thuộc đơn vị hành chính cấp xã loại 2 được quy định như thế nào?
- Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách thuộc đơn vị hành chính cấp xã loại 2 được quy định như thế nào?
- Đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được thực hiện như thế nào?
- Trình độ chuyên môn đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định như thế nào?
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách thuộc đơn vị hành chính cấp xã loại 2 được quy định như thế nào?
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố được quy định tại Điều 34 Nghị định 33/2023/NĐ-CP cụ thể như sau:
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố
1. Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp. Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã như sau:
a) Đơn vị hành chính cấp xã loại I được khoán quỹ phụ cấp bằng 21,0 lần mức lương cơ sở;
b) Đơn vị hành chính cấp xã loại II được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở;
c) Đơn vị hành chính cấp xã loại III được khoán quỹ phụ cấp bằng 15,0 lần mức lương cơ sở.
Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định này thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.
...
Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được hưởng chế độ phụ cấp.
Mức phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách thuộc đơn vị hành chính cấp xã loại 2 được khoán quỹ phụ cấp bằng 18,0 lần mức lương cơ sở, cụ thể như sau:
Mức phụ cấp | = | 18,0 | x | 2.340.000 | = | 42.120.000 |
Lưu ý:
Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.
Ngân sách Trung ương thực hiện khoán quỹ phụ cấp bao gồm cả hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế để chi trả hàng tháng đối với những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã.
Đối với đơn vị hành chính cấp xã có số lượng người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã tăng thêm theo quy định tại khoản 2 Điều 33 Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì tổng mức khoán quỹ phụ cấp được tính tăng thêm tương ứng bằng 1,5 lần mức lương cơ sở/01 người hoạt động không chuyên trách tăng thêm.
Chế độ phụ cấp đối với người hoạt động không chuyên trách thuộc đơn vị hành chính cấp xã loại 2 được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được thực hiện như thế nào?
Đánh giá, xếp loại người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định tại khoản 4 Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
- Các chức danh bầu cử thực hiện theo quy định của điều lệ tổ chức mà người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã là thành viên và quy định của cơ quan có thẩm quyền quản lý.
- Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho chính quyền địa phương cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đánh giá, xếp loại.
- Chức danh người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã giúp việc cho Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy Quân sự cấp xã thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành về quân sự.
- Nội dung, hình thức, quy trình đánh giá, xếp loại đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã áp dụng tương tự như đối với cán bộ, công chức cấp xã quy định tại Nghị định này.
Trình độ chuyên môn đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định như thế nào?
Trình độ chuyên môn đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã được quy định tại Điều 36 Nghị định 33/2023/NĐ-CP như sau:
Tiêu chuẩn, nhiệm vụ, bầu cử, tuyển chọn, tiếp nhận, sử dụng, quản lý, đánh giá, xếp loại, khen thưởng, kỷ luật và bãi nhiệm, miễn nhiệm, thôi việc đối với người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
1. Tiêu chuẩn
a) Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
c) Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
d) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông;
đ) Trình độ chuyên môn: Tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
...
Theo đó, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã phải đảm bảo trình độ chuyên môn tốt nghiệp Trung cấp trở lên.
Ngoài ra, người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã còn phải đáp ứng điều kiện sau:
- Là công dân Việt Nam, đủ 18 tuổi trở lên; có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và có đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ được giao;
- Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt; gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; có năng lực tổ chức thực hiện và vận động Nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước;
- Không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành án phạt tù, cải tạo không giam giữ, quản chế, đang bị áp dụng biện pháp giáo dục tại cấp xã hoặc đưa vào cơ sở chữa bệnh, cơ sở giáo dục;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp Trung học phổ thông.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.