Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đối với Chính trị viên tiểu đoàn được quy định thế nào?

Cho hỏi: Chính trị viên tiểu đoàn có được xem là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ không? Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đối với Chính trị viên tiểu đoàn được quy định thế nào? - câu hỏi của anh Tuấn (TP. HCM)

Chính trị viên tiểu đoàn có được xem là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ không?

Theo điểm d khoản 2 Điều 19 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:

Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
...
2. Các chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ bao gồm:
a) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn, Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn, Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn;
b) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội, Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội, Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội;
c) Trung đội trưởng;
d) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng;
đ) Thôn đội trưởng kiêm chỉ huy đơn vị dân quân tại chỗ.

Theo quy định nêu trên thì Chính trị viên tiểu đoàn được xem là chức vụ chỉ huy của đơn vị Dân quân tự vệ.

Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đối với Chính trị viên tiểu đoàn được quy định thế nào?

Theo điểm b khoản 1 Điều 7 Nghị định 72/2020/NĐ-CP quy định chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:

Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ được chi trả theo tháng, mức hưởng như sau:
a) Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức: 357.600 đồng;
b) Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã; Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức; Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên tiểu đoàn; Hải đoàn trưởng, Chính trị viên hải đoàn; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội dân quân thường trực; Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 327.800 đồng;
c) Phó Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên phó tiểu đoàn; Phó Hải đoàn trưởng, Chính trị viên phó hải đoàn; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội dân quân thường trực; Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội Dân quân tự vệ cơ động: 312.900 đồng;
d) Đại đội trưởng, Chính trị viên đại đội; Hải đội trưởng, Chính trị viên hải đội; Trung đội trưởng dân quân cơ động, Trung đội trưởng dân quân thường trực: 298.000 đồng;
đ) Thôn đội trưởng: 178.800 đồng và hưởng thêm 29.800 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ tiểu đội trưởng, hoặc 35.760 đồng khi kiêm nhiệm chức vụ trung đội trưởng dân quân tại chỗ. Trường hợp thôn chỉ tổ chức tổ dân quân tại chỗ thì được hưởng thêm 29.800 đồng;
e) Phó Đại đội trưởng, Chính trị viên phó đại đội; Phó Hải đội trưởng, Chính trị viên phó hải đội: 223.500 đồng;
g) Trung đội trưởng; Tiểu đội trưởng dân quân thường trực: 178.800 đồng;
h) Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng, Khẩu đội trưởng: 149.000 đồng.
2. Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.

Như vậy, Chính trị viên tiểu đoàn được hưởng mức phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ là 327.800 đồng.

Thời gian được hưởng phụ cấp chức vụ tính từ ngày có quyết định bổ nhiệm và thực hiện cho đến ngày có quyết định thôi giữ chức vụ đó; trường hợp giữ chức vụ từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp cả tháng, giữ chức vụ dưới 15 ngày trong tháng thì được hưởng 50% phụ cấp chức vụ của tháng đó.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/phap-luat/2022-2/BN/2023/270523/phu-cap-chuc-vu-chi-huy-2.jpg

Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ đối với Chính trị viên tiểu đoàn được quy định thế nào? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm Chính trị viên tiểu đoàn đơn vị Dân quân tự vệ?

Theo điểm a khoản 1 Điều 23 Luật Dân quân tự vệ 2019 quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ như sau:

Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
1. Thẩm quyền bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ, trừ chức vụ chỉ huy tự vệ trong doanh nghiệp quân đội được quy định như sau:
a) Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ;
b) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm chức vụ chỉ huy đại đội, hải đội Dân quân tự vệ; Tư lệnh Quân chủng Hải quân quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy hải đội tự vệ thuộc quyền quản lý;
c) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện quyết định bổ nhiệm Thôn đội trưởng, Trung đội trưởng, Tiểu đội trưởng, Thuyền trưởng và Khẩu đội trưởng Dân quân tự vệ;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức;
đ) Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy của Ban chỉ huy quân sự cấp xã.
...

Theo quy định Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội quyết định bổ nhiệm các chức vụ chỉ huy tiểu đoàn, hải đoàn Dân quân tự vệ.

Như vậy, Tư lệnh quân khu, Tư lệnh Quân chủng Hải quân, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội có thẩm quyền bổ nhiệm Chính trị viên tiểu đoàn đơn vị Dân quân tự vệ.

Dân quân tự vệ TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN DÂN QUÂN TỰ VỆ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Chế độ phụ cấp chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ tại chỗ đối với Trung đội trưởng được quy định thế nào?
Pháp luật
Thành phần của dân quân tự vệ bao gồm những gì? Thời hạn thực hiện nghĩa vụ dân quân tự vệ hiện nay là bao lâu?
Pháp luật
Công tác Dân quân tự vệ là gì? Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ có bao gồm phân biệt đối xử về giới trong công tác Dân quân tự vệ không?
Pháp luật
Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ là gì? Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ được thực hiện trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Dân quân tự vệ biển là gì? Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình đối với dân quân tự vệ biển là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Thuyền trưởng có phải là chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ biển hay không? Thực hiện các nhiệm vụ thế nào?
Pháp luật
Dân quân tự vệ tại chỗ là gì? Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ tại chỗ là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Người chỉ huy cao nhất của lực lượng Dân quân tự vệ là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hay Bộ trưởng Bộ Công An?
Pháp luật
Dân quân thường trực là gì? Thời gian thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ đối với dân quân thường trực là bao nhiêu năm?
Pháp luật
Tiêu chuẩn sức khỏe tham gia Dân quân tự vệ như thế nào? Không tham gia Dân quân tự vệ có bị xử phạt hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dân quân tự vệ
678 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dân quân tự vệ

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Dân quân tự vệ

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào