Cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là ai? Ai có quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái?
- Cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là ai?
- Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện trong các trường hợp nào?
- Ai có quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài?
Cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là ai?
Cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài được quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. "Cán bộ biệt phái" là cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành được biệt phái sang Bộ Ngoại giao để cử đi công tác tại các cơ quan đại diện theo chỉ tiêu biên chế biệt phái được giao, phù hợp với các quy định của pháp luật.
"Cán bộ biệt phái" không bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện và không bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành không được giao chỉ tiêu biên chế nhưng được Bộ Ngoại giao chủ động bố trí công tác tại các cơ quan đại diện trong chỉ tiêu biên chế của Bộ Ngoại giao.
2. "Biên chế biệt phái" là số biên chế của mỗi bộ, ngành tại các cơ quan đại diện được Thủ tướng Chính phủ quyết định và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ giao theo quy định.
3. "Cơ quan chủ quản " là bộ, ngành có cán bộ biệt phái công tác tại cơ quan đại diện.
Như vậy, theo quy định, cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành được biệt phái sang Bộ Ngoại giao để cử đi công tác tại các cơ quan đại diện theo chỉ tiêu biên chế biệt phái được giao, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Lưu ý: Cán bộ biệt phái không bao gồm người đứng đầu cơ quan đại diện và không bao gồm cán bộ, công chức, viên chức của các bộ, ngành không được giao chỉ tiêu biên chế nhưng được Bộ Ngoại giao chủ động bố trí công tác tại các cơ quan đại diện trong chỉ tiêu biên chế của Bộ Ngoại giao.
Cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài là ai? (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện trong các trường hợp nào?
Trường hợp không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện được quy định tại khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV như sau:
Quy trình cử, bổ nhiệm làm thành viên cơ quan đại diện, kéo dài và rút ngắn nhiệm kỳ của cán bộ biệt phái.
...
4. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện trong các trường hợp sau:
a) Chỉ tiêu biên chế biệt phái của bộ, ngành liên quan tại cơ quan đại diện đã sử dụng hết;
b) Cán bộ biệt phái không đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với thành viên cơ quan đại diện hoặc các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với vị trí công tác dự kiến được cử;
c) Cán bộ biệt phái bị hạn chế hoặc cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thống nhất với cơ quan chủ quản về các trường hợp cán bộ biệt phái không được kéo dài nhiệm kỳ công tác và thông báo người đứng đầu cơ quan đại diện bố trí để cán bộ biệt phái kết thúc nhiệm kỳ về nước.
6. Trong trường hợp do yêu cầu công việc, vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khách quan khác, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và của người đứng đầu cơ quan đại diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định rút ngắn nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái. Cán bộ biệt phái có nhiệm kỳ công tác rút ngắn theo quy định tại khoản này không bị coi là vi phạm kỷ luật.
...
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao không bổ nhiệm cán bộ biệt phái làm thành viên cơ quan đại diện trong các trường hợp sau:
(1) Chỉ tiêu biên chế biệt phái của bộ, ngành liên quan tại cơ quan đại diện đã sử dụng hết;
(2) Cán bộ biệt phái không đáp ứng các tiêu chuẩn chung đối với thành viên cơ quan đại diện hoặc các yêu cầu, tiêu chuẩn đối với vị trí công tác dự kiến được cử;
(3) Cán bộ biệt phái bị hạn chế hoặc cấm xuất cảnh theo quy định của pháp luật.
Ai có quyền quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái tại các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài?
Việc kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái được quy định tại khoản 5 Điều 3 Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BNG-BNV như sau:
Quy trình cử, bổ nhiệm làm thành viên cơ quan đại diện, kéo dài và rút ngắn nhiệm kỳ của cán bộ biệt phái.
...
5. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan đại diện. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao thống nhất với cơ quan chủ quản về các trường hợp cán bộ biệt phái không được kéo dài nhiệm kỳ công tác và thông báo người đứng đầu cơ quan đại diện bố trí để cán bộ biệt phái kết thúc nhiệm kỳ về nước.
6. Trong trường hợp do yêu cầu công việc, vì lý do sức khoẻ hoặc các lý do khách quan khác, trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và của người đứng đầu cơ quan đại diện, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định rút ngắn nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái. Cán bộ biệt phái có nhiệm kỳ công tác rút ngắn theo quy định tại khoản này không bị coi là vi phạm kỷ luật.
7. Bộ Ngoại giao có trách nhiệm tiến hành thủ tục điều động cán bộ biệt phái trở lại cơ quan chủ quản khi cán bộ biệt phái kết thúc nhiệm kỳ về nước.
Như vậy, theo quy định, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao quyết định kéo dài nhiệm kỳ công tác của cán bộ biệt phái trên cơ sở đề nghị của cơ quan chủ quản và người đứng đầu cơ quan đại diện.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.