Cách thức đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia cho doanh nghiệp? Quyền và trách nhiệm khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
Cách thức đăng ký tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia cho doanh nghiệp?
Dịch vụ công quốc gia (hình từ internet)
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 45/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi Khoản 3 Điều 40 Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về đăng ký tài khoản
Đăng ký tài khoản
1. Tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính trên Cổng dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp bộ, cấp tỉnh thông qua tài khoản định danh điện tử do hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập được kết nối, tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia.
Như vậy, để đăng ký tài khoản trên cổng dịch vụ công quốc gia cho doanh nghiệp có 2 cách sau đây:
Cách 1: Chọn USB ký số để đăng ký.
Bước 1: Truy cập đường link https://dichvucong.gov.vn
- Sau đó chọn mục “Đăng ký” bên góc trái màn hình.
Bước 2: Chọn phương thức đăng ký
Chọn vào mục “Doanh nghiệp”
Bước 3: Chọn mục USB ký số. Sau đó, cắm USB chữ ký số và nhấn đăng ký
Tải và cài đặt công cụ ký điện tử trên Windows & MacOS
Bước 4: Xác nhận đăng ký từ USB và nhập mã pin.
Bước 5: Nhập thông tin tên doanh nghiệp, Email, Mã xác thực. Sau đó chọn mục “Đăng ký” như vậy là hoàn thành việc đăng ký tài khoản trên dịch vụ công cho doanh nghiệp.
Cách 2: Đăng ký bằng SIM ký số
Bước 1: Chọn mục Sim ký số và nhập số điện thoại, sau đó bấm vào “Đăng ký”.
Bước 2: Nhập mã Pin
Bước 3: Điền các thông tin về tên, email, mã xác thực. Sau đó bấm vào “Đăng ký” như vậy là hoàn thành việc đăng ký tài khoản trên dịch vụ công cho doanh nghiệp.
Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 31/2021/QĐ-TTg quy định về nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:
Nguyên tắc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia
1. Việc quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia tuân thủ các quy định của pháp luật về kiểm soát thủ tục hành chính, thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông, giao dịch điện tử, an toàn, an ninh thông tin, bảo vệ bí mật Nhà nước và các quy định khác có liên quan, bảo đảm việc thực hiện thủ tục hành chính trên môi trường điện tử, dịch vụ công trực tuyến được thông suốt, tiết kiệm, an toàn, hiệu quả.
2. Việc tổ chức thông tin trên Cổng Dịch vụ công quốc gia theo hướng lấy người dùng làm trung tâm. Các thông tin được cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia bảo đảm chính xác, rõ ràng, được cập nhật liên tục, kịp thời theo các quy định hiện hành. Các thông tin được trình bày khoa học, dễ tiếp cận cho người sử dụng và có thể truy cập, khai thác trong mọi thời điểm.
3. Cổng Dịch vụ công quốc gia được kết nối thông suốt, liên tục với Cổng Dịch vụ công, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh, bảo đảm việc vận hành 24 giờ tất cả các ngày trong tuần.
4. Việc tham gia quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia bảo đảm đúng thẩm quyền, trách nhiệm theo các quy định của pháp luật hiện hành.
5. Việc khai thác, sử dụng lại thông tin của tổ chức, cá nhân trong thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật về bảo vệ thông tin, dữ liệu cá nhân.
Như vậy, khi quản lý, vận hành, khai thác Cổng Dịch vụ công quốc gia thì phải tuân thủ 5 nguyên tắc trên.
Doanh nghiệp có quyền và trách nhiệm gì khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia?
Theo Điều 8 Quyết định 31/2021/QĐ-TTg quy định về quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:
Quyền và trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
1. Khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia phù hợp với mức độ an toàn theo hình thức xác thực khi đăng nhập.
2. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin kê khai, đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, chỉ sử dụng Cổng Dịch vụ công quốc gia cho các mục đích hợp pháp và phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động được thực hiện bằng tài khoản của mình.
3. Quản lý tài khoản, chữ ký số, giữ bí mật thông tin tài khoản, mật khẩu của mình, trường hợp mật khẩu bị mất hoặc bị đánh cắp hoặc phát hiện có người sử dụng trái phép tài khoản của mình, phải thông báo kịp thời cho Cơ quan quản lý và vận hành hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia.
4. Chịu trách nhiệm đối với tất cả các nội dung do tổ chức, cá nhân gửi, đăng ký, cung cấp khi sử dụng dịch vụ và các tiện ích trên Cổng Dịch vụ công quốc gia và phải có trách nhiệm đối với các bên có liên quan khác trước pháp luật.
5. Thực hiện các yêu cầu của cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến và nộp phí, lệ phí (nếu có) theo quy định của pháp luật đối với từng loại dịch vụ công trực tuyến.
6. Trường hợp sử dụng lại các thông tin, nội dung trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để đăng tải trên các phương tiện truyền thông phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
7. Theo yêu cầu của tổ chức, cá nhân, Cổng Dịch vụ công quốc gia chia sẻ các thông tin, dữ liệu của tổ chức, cá nhân đã có trên hệ thống để hỗ trợ thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến liên quan, tuân thủ quy định của pháp luật về cung cấp thông tin.
Như vậy, quyền và trách nhiệm của doanh nghiệp khi sử dụng dịch vụ trên Cổng Dịch vụ công quốc gia như sau:
- Khai thác thông tin, sử dụng các dịch vụ cung cấp trên Cổng Dịch vụ công quốc gia phù hợp với mức độ an toàn theo hình thức xác thực khi đăng nhập.
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những thông tin kê khai, đăng ký tài khoản trên Cổng Dịch vụ công quốc gia
- Quản lý tài khoản, chữ ký số, giữ bí mật thông tin tài khoản, mật khẩu của mình
- Chịu trách nhiệm đối với tất cả các nội dung do tổ chức, cá nhân gửi, đăng ký, cung cấp
- Thực hiện các yêu cầu của cơ quan cung cấp dịch vụ công trực tuyến và nộp phí, lệ phí (nếu có)
- Trường hợp sử dụng lại các thông tin, nội dung trên Cổng Dịch vụ công quốc gia để đăng tải trên các phương tiện truyền thông phải thực hiện theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.