Các hình thức khiếu nại đến Ban thanh tra nhân dân tại bệnh viện có bao gồm gửi đơn thư, gọi điện thoại, đến trực tiếp không?
Các hình thức khiếu nại đến Ban thanh tra nhân dân tại bệnh viện có bao gồm gửi đơn thư, gọi điện thoại, đến trực tiếp không?
Theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011 có quy định về hình thức khiếu nại như sau:
"Điều 8. Hình thức khiếu nại
1. Việc khiếu nại được thực hiện bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp.
2. Trường hợp khiếu nại được thực hiện bằng đơn thì trong đơn khiếu nại phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại; tên, địa chỉ của người khiếu nại; tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, cá nhân bị khiếu nại; nội dung, lý do khiếu nại, tài liệu liên quan đến nội dung khiếu nại và yêu cầu giải quyết của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký tên hoặc điểm chỉ.
3. Trường hợp người khiếu nại đến khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận khiếu nại hướng dẫn người khiếu nại viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản và yêu cầu người khiếu nại ký hoặc điểm chỉ xác nhận vào văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp nhiều người cùng khiếu nại về một nội dung thì thực hiện như sau:
a) Trường hợp nhiều người đến khiếu nại trực tiếp thì cơ quan có thẩm quyền tổ chức tiếp và hướng dẫn người khiếu nại cử đại diện để trình bày nội dung khiếu nại; người tiếp nhận khiếu nại ghi lại việc khiếu nại bằng văn bản, trong đó ghi rõ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều này. Việc tiếp nhiều người cùng khiếu nại thực hiện theo quy định tại Chương V của Luật này;
b) Trường hợp nhiều người khiếu nại bằng đơn thì trong đơn phải ghi rõ nội dung quy định tại khoản 2 Điều này, có chữ ký của những người khiếu nại và phải cử người đại diện để trình bày khi có yêu cầu của người giải quyết khiếu nại;
c) Chính phủ quy định chi tiết khoản này.
5. Trường hợp khiếu nại được thực hiện thông qua người đại diện thì người đại diện phải là một trong những người khiếu nại, có giấy tờ chứng minh tính hợp pháp của việc đại diện và thực hiện khiếu nại theo quy định của Luật này."
Như vậy sẽ có hai hình thức khiếu nại là gửi đơn và đến trực tiếp, nếu đến trực tiếp thì có hai trường hợp tiếp nhận như sau:
- Nếu là cá nhân thì người tiếp nhận sẽ hướng dẫn người đó viết đơn khiếu nại hoặc người tiếp nhận trực tiếp viết lại nội dung khiếu nại.
- Nếu là nhiều người cùng khiếu nại trực tiếp thì người tiếp nhận hướng dẫn họ cử đại diện trình bày và người tiếp nhận sẽ ghi lại nội dung khiếu nại bằng văn bản
Theo quy định trên sẽ không bao gồm hình thức khiếu nại qua điện thoại.
Các hình thức khiếu nại đến Ban thanh tra nhân dân tại bệnh viện có bao gồm gửi đơn thư, gọi điện thoại, đến trực tiếp không?
Ban thanh tra nhân dân tại bệnh viện có thẩm quyền như thế nào trong việc khiếu nại?
Về mặt thẩm quyền, theo Điều 66 Luật thanh tra 2010 quy định như sau:
"Điều 66. Nhiệm vụ của Ban thanh tra nhân dân
Ban thanh tra nhân dân có nhiệm vụ giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước."
Cụ thể là giám sát việc: Việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý đơn khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh; việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh thuộc thẩm quyền của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập; việc thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật tại đơn vị sự nghiệp công lập (điểm e khoản 1 Điều 29 Nghị định 159/2016/NĐ-CP).
Vì theo khoản 1 Điều 2 Luật Khiếu nại 2011 có giải thích:
"Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật này quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình."
Như vậy, khi anh tiếp nhận đơn khiếu nại, anh hướng dẫn người khiếu nại nộp đơn đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo Điều 19 và khoản 2 Điều 20 Luật Khiếu nại 2011 nếu là khiếu nại về quyết định hành chính, hành vi hành chính; hoặc Điều 51 Luật Khiếu nại 2011 nếu là khiếu nại về quyết định kỷ luật cán bộ công chức.
Người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại có trách nhiệm giải quyết khiếu nại theo đúng trình tự quy định tại Luật khiếu nại.
Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập có trách nhiệm Thông báo cho Ban thanh tra nhân dân kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo, việc thực hiện pháp luật về dân chủ ở cơ sở. (khoản 4 Điều 74 Luật thanh tra 2010).
Ban thanh tra nhân dân tại bệnh viện có quyền hạn thế nào?
Căn cứ quy định tại Điều 67 Luật Thanh tra 2010 quy định như sau:
"Điều 67. Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân
1. Kiến nghị người có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật và giám sát việc thực hiện kiến nghị đó.
2. Khi cần thiết, được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước giao xác minh những vụ việc nhất định.
3. Kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước khắc phục sơ hở, thiếu sót được phát hiện qua việc giám sát; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của công dân và người lao động, biểu dương những đơn vị, cá nhân có thành tích. Trường hợp phát hiện người có hành vi vi phạm pháp luật thì kiến nghị cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, xử lý."
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.